Lần đầu tiên phát hiện hành tinh màu hồng
Hành tinh màu hồng cách địa cầu khoảng 57 năm ánh sáng và có kích thước tương đương sao Mộc.
Theo NASA, hành tinh khí khổng lồ này có khối lượng thấp nhất từng được phát hiện, quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta.
Thực tế, các hành tinh có xu hướng rất nóng trong quá trình hình thành và vẫn nóng trong một thời gian sau khi chúng thu thập bất kỳ vật chất nào ở gần đó. Có thể mất hàng trăm triệu năm để các hành tinh cuối cùng nguội đi, nhưng GJ 504b thì chưa có nhiều thời gian như vậy.
Được hình thành cách đây khoảng 160 triệu năm, GJ 504b vẫn còn khá nóng và ánh sáng do nhiệt độ của nó chính là thứ tạo ra màu hồng kì lạ bao quanh.
Hành tinh GJ 504b xoay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách tương đối lớn. (Ảnh: Space)
GJ 504b, tên của hành tinh khí màu hồng, xoay quanh một ngôi sao có tên GJ 504 và cách địa cầu 57 năm ánh sáng. Ngôi sao GJ 504, thuộc chòm sao Thất Nữ, nóng hơn mặt trời một chút. Nó và GJ 504b là hai thiên thể tương đối trẻ, với độ tuổi vào khoảng 160 triệu năm. Để so sánh, bạn chỉ cần biết trái đất có tuổi đời hơn 4 tỷ năm.
“GJ 504b nặng hơn khoảng 4 lần so với sao Mộc, có nhiệt độ hiệu dụng (nhiệt độ của một vật thể màu đen sẽ phát ra cùng một lượng bức xạ điện từ) khoảng 237 độ C".
Michael McElwain, một nhà thiên văn của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cùng các đồng nghiệp phát hiện ra GJ 504b và ngôi sao của nó.
"Nếu chúng ta có thể tới hành tinh màu hồng này, chúng ta sẽ thấy nó vẫn tiếp tục phát sáng bởi nhiệt trong quá trình kiến tạo hành tinh", ông nói.
Mặc dù là hành tinh nhỏ nhất mà con người từng phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, GJ 504b vẫn là một hành tinh khổng lồ - với kích thước tương đương sao Mộc. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao riêng tương đương gần 44 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 237 độ C.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
