Lần đầu tiên phát hiện hố thiên thạch đâm trên đỉnh núi

Các nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy hố thiên thạch đỉnh núi đầu tiên trên thế giới, đường kính 1.400m, ở khu vực đông bắc nước này.

Phát hiện đặc biệt cung cấp một góc nhìn mới để tìm hiểu các cơ chế hình thành hố thiên thạch, các tác động biến chất - va chạm ở những địa hình và cảnh quan độc đáo, CGTN hôm 10/9 trích dẫn ý kiến của Chen Ming, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tiên tiến về Công nghệ và Khoa học Áp suất Cao (HPSTAR) ở Bắc Kinh.


Ảnh chụp bằng drone cho thấy hố thiên thạch đỉnh núi đầu tiên trên thế giới trong công viên rừng quốc gia Baijifeng ở Tonghua, tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. (Ảnh: HPSTAR)

"Đa số tiểu hành tinh va chạm với bề mặt Trái đất, tạo thành hố trũng hình chiếc bát hoặc những hố phức tạp với đỉnh ở giữa", Chen cho biết. Với đường kính 1.400m, chiếc hố mới phát hiện nằm trên đỉnh núi Baijifeng trong công viên rừng quốc gia Baijifeng ở Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm.

Chen cho biết thêm, đó là một vùng trũng dạng vòng tròn, với độ cao chênh lệch khoảng 400m từ vành cao nhất đến vành thấp nhất. Các nhà khoa học tin rằng nó hình thành do một vụ va chạm bolide diễn ra sau Kỷ Jura. Bolide là phiên bản hiếm gặp lớn và sáng hơn thiên thạch thông thường, phát nổ khi lao xuống khí quyển.

Điều này giải thích cho sự phân bố của một lượng lớn các mảnh đá có thành phần chủ yếu là sa thạch, với một lượng nhỏ đá granite, trên đỉnh núi Baijifeng. Chúng đã văng ra từ chiếc hố trong sự kiện va chạm. Sự hình thành của hố va chạm cũng làm thay đổi địa hình ban đầu của núi Baijifeng, biến đỉnh của nó thành đỉnh đôi với độ cao lần lượt là 1.318m và 1.300m.

Những miệng hố thiên thạch trên Trái đất là vùng trũng hình tròn, ra đời dưới tác động của thiên thể như tiểu hành tinh đâm vào Trái đất từ không gian. Thiên thạch không phải hiện tượng tự nhiên độc đáo nhưng là một trong những nền tảng quan trọng để giới khoa học nghiên cứu không gian. Tính đến nay, hơn 200 miệng hố va chạm được nhận dạng và xác nhận trên Trái đất như miệng hố Barringer ở Arizona, Mỹ và miệng hố Wolfe Creek ở Australia. Tuy nhiên, các miệng hố thiên thạch ở Trung Quốc cực hiếm.

Miệng hố Barringer hình thành dưới tác động của một tiểu hành tinh sắt - nickel đường kính 46 m, có niên đại hơn 50.000 năm và được bảo quản tốt. Vụ va chạm ban đầu tạo ra miệng hố có đường kính hơn 1.200 m và sâu 210 m, nhưng hiện nay nó chỉ sâu 150 m do xói mòn lấp đầy một phần miệng hố, theo NASA. Có hình dạng gần tròn, Wolfe Creek là miệng hố lớn thứ hai trên thế giới. Các nhà địa chất ước tính nó hình thành cách đây 300.000 năm khi một thiên thạch nặng hơn 40.000 tấn đâm vào Trái đất ở tốc độ khoảng 15 km/giây.

Đến nay, giới nghiên cứu đã xác định khoảng 200 hố va chạm trên mặt đất, hơn một nửa nằm ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Quá trình xói mòn thường phá hủy nhanh chóng hoặc chôn vùi miệng hố ở những khu vực thường có hoạt động kiến tạo, như gần vùng đứt gãy hoặc dưới đáy biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA tiết lộ bầy robot

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

Đăng ngày: 06/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News