Lần đầu tiên phát hiện "nơi ẩn náu" cổ sinh 400 triệu năm tuổi ở đông bắc Vân Nam, Trung Quốc
Thông tin bất ngờ tại Trung Quốc lần đầu phát hiện "Nơi ẩn náu" cổ sinh 400 triệu năm tuổi ở đông bắc Vân Nam vào ngày 12 tháng 5 năm 2022.
Cổ sinh 400 triệu năm.
Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện "Nơi ẩn náu" (refuge) cổ sinh 400 triệu năm tuổi ở đông bắc Vân Nam.
Đây là hóa thạch động vật trilobite (bọ ba thùy) trước khi tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Ordovic được phát hiện ở huyện Trấn Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lần phát hiện này được xem là một trong những lần phát hiện hóa thạch cổ sinh lâu đời nhất trong số sáu kỷ của đại Cổ Sinh, là sự kiện tuyệt chủng lớn thứ 2 trong 5 đợt tuyệt chủng lớn trong lịch sử Trái đất.
Trước đó, tại Vân Nam đã phát hiện hóa thạch của 2 loài khủng long ở kỳ Jura. Theo nhiều nguồn thông tin, huyện Lộc Phong của tỉnh Vân Nam còn được mệnh danh là đại bản doanh của khủng long vì có nhiều khám phá liên quan đến khủng long kỷ Jura tại đây.
Khu hệ động vật trilobite được phát hiện ở Trấn Hùng xuất hiện sớm hơn so với thời điểm tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Ordovic. Có 17 loài trong 9 họ, 15 chi, và trong đó có 4 loài mới. Các địa tầng ở Trấn Hùng là khu vực có nhiều hóa thạch và giao thông thuận tiện, đây là khu vực lý tưởng cho việc nghiên cứu quá trình đồng tiến hóa của các sinh vật và môi trường trước khi xảy ra sự tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Ordovic.
- Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
- Khai quật hóa thạch 139 triệu năm của thằn lằn cá mang thai
- Bộ phận gây sốc nâng cấp "xà đầu long" kỷ Jura thành quái vật