Lần đầu tiên sau 137 năm nước Anh đã làm được điều này thành công

Xu hướng hiện tại của các quốc gia trên thế giới là tăng cường sử dụng năng lượng "sạch" - nghĩa là đến từ các nguồn có khả năng tái tạo như gió, Mặt trời, nước hoặc địa nhiệt, đồng thời giảm thiểu năng lượng hóa thạch từ dầu mỏ, than đá, khí đốt...

Và với người Anh, quá trình này vừa có một thành quả vượt bậc: ở quý thứ 3 năm 2019, lượng điện sản xuất được từ các nguồn tái tạo đã cao hơn từ các nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch.

Lần đầu tiên sau 137 năm nước Anh đã làm được điều này thành công
Ở Anh, điện sản xuất từ năng lượng tái tạo đã cao hơn năng lượng hóa thạch.

Đây là thông tin chưa chính thức và cần được xác nhận lại, nhưng nếu đúng thì đây là lần đầu tiên sau 137 năm nước Anh làm được điều đó, kể từ khi nhà máy điện đầu tiên được thành lập vào năm 1882.

Cụ thể theo bản báo cáo mới nhất thì trong giai đoạn tháng 7 - 9/2019, lượng điện sản xuất từ các nguồn tái tạo chiếm tới 40% tổng sản lượng điện của Anh Quốc, trong khi điện từ khí đốt chỉ chiếm 39%. 21% còn lại là từ các nhà máy năng lượng nguyên tử.

Theo trang Carbon Brief, dĩ nhiên nếu các nhà máy điện hóa thạch hoạt động hết công suất thì điện tái tạo cũng không thể so bì, nhưng điều này vẫn tạo ra hy vọng cho tương lai. Được biết, dịch vụ điện gió mới được đưa lên nền tảng internet, và điều này đẩy mạnh nhu cầu sử dụng của người dân.

Lần đầu tiên sau 137 năm nước Anh đã làm được điều này thành công
Nhà máy nhiệt điện từ than cũng chuẩn bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 2025 ở Anh.

Chỉ mới 10 năm trước, điện từ các nhiên liệu hóa thạch chiếm đến 4/5 tổng sản lượng của Anh Quốc, vậy mà tình hình đang thay đổi rất nhanh. Tháng 5/2019, thậm chí quốc gia này có đến 6 ngày không đốt bất kỳ cục than đá nào. Mà thực tế thì nhà máy nhiệt điện từ than cũng chuẩn bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 2025.

Lần đầu tiên sau 137 năm nước Anh đã làm được điều này thành công
Quá trình phát triển của ngành điện tái tạo sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho nhân loại.

Câu chuyện điện tái tạo của người Anh vẫn còn một số vấn đề, bởi 12% số này đến từ việc đốt các vật liệu sinh học và gỗ. 2 nhiên liệu này xét trên nhiều góc độ thì không phù hợp với tiêu chí tái tạo, bởi trồng lại cây cần nhiều thời gian.

Dù vậy, thành tựu này cũng góp phần đưa quốc gia tách ra khỏi thời kỳ "Cách mạng công nghiệp" đã từng khiến CO2 trong khí quyển tăng một cách chóng mặt, và đồng thời tạo ra một nền tảng cho tương lai. Trên thực tế, nước Anh không đóng góp quá nhiều vào mật độ CO2 có trong khí quyển, nhưng cũng hy vọng rằng những quốc gia khác có thể học theo và đưa Trái đất trở thành một "hành tinh xanh" đúng nghĩa. 

Theo Luke Clark, giám đốc đối ngoại của cục năng lượng tái tạo Anh Quốc, quá trình phát triển của ngành điện tái tạo sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho nhân loại, cũng như... tiền điện người Anh.

"Chi phí sản xuất điện gió chẳng hạn, đang giảm xuống thấp nhất từ trước đến nay, giúp chúng ta sản xuất điện ở quy mô lớn với mức giá rẻ hơn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sản xuất gạch từ... rác thải nhựa

Sản xuất gạch từ... rác thải nhựa

Những viên gạch được sản xuất từ rác thải nhựa để xây dựng lớp học đang là giải pháp hữu hiệu, giúp giải quyết bài toán về thiếu cơ sở giáo dục cho trẻ em ở Cốt Đi-voa.

Đăng ngày: 17/10/2019
Aspirin có thể giảm một nửa tác hại của ô nhiễm không khí

Aspirin có thể giảm một nửa tác hại của ô nhiễm không khí

Aspirin có thể làm giảm tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, một nghiên cứu mới đầy hấp dẫn vừa kết luận.

Đăng ngày: 16/10/2019
Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày mai thức dậy, toàn bộ băng trên Trái đất đã tan hết?

Điều gì sẽ xảy ra nếu ngày mai thức dậy, toàn bộ băng trên Trái đất đã tan hết?

Băng giá trên Trái đất, 99% nằm tại 2 cực, 1% nằm sâu trong đất liền. Và bất kỳ phần nào tan ra, nhân loại đều phải hứng chịu hậu quả kinh khủng.

Đăng ngày: 16/10/2019
Nhật Bản: Đất nước chịu nhiều thiên tai và cách bảo vệ người dân khiến cả thế giới thán phục

Nhật Bản: Đất nước chịu nhiều thiên tai và cách bảo vệ người dân khiến cả thế giới thán phục

Là đất nước liên tục hứng chịu thiên tai từ động đất, sóng thần cho đến những cơn bão từ Thái Bình Dương, người Nhật luôn trong tâm thế sẵn sàng để ứng phó với sự dữ dội của thảm hoạ thiên nhiên.

Đăng ngày: 15/10/2019
Các nhà khoa học phát hiện ra nhựa có thể tự phân hủy dưới ánh sáng Mặt Trời chỉ trong vài thập kỷ

Các nhà khoa học phát hiện ra nhựa có thể tự phân hủy dưới ánh sáng Mặt Trời chỉ trong vài thập kỷ

Một phát hiện bất ngờ về loại rác thải đang gây ô nhiễm môi trường bậc nhất hiện nay.

Đăng ngày: 15/10/2019
Mực nước biển ở đâu sẽ là cao nhất do nóng lên toàn cầu?

Mực nước biển ở đâu sẽ là cao nhất do nóng lên toàn cầu?

Các nhà khoa học cho rằng vào năm 2100, mực nước biển trong trường hợp xấu nhất có thể tăng lên 1 mét.

Đăng ngày: 14/10/2019
Nước ngầm đang rút cạn nhiều con sông của thế giới

Nước ngầm đang rút cạn nhiều con sông của thế giới

Cơn khát nước ngọt của loài người đang dần dần hút cạn các con sông vốn đang là cảnh quan trên toàn thế giới, một nghiên cứu về nước ngầm cho thấy.

Đăng ngày: 14/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News