Lần đầu tiên tạo ra chuột với hệ thống miễn dịch giống người

Chuột "siêu nhân hóa" dự kiến giúp cách mạng hóa quá trình thử nghiệm thuốc mới và giải mã các cơ chế gây bệnh ở người.

Nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học Sức khỏe thuộc Đại học Texas, San Antonio, thành công tạo ra loại chuột đầu tiên có hệ miễn dịch của người với 100% chức năng và hệ vi sinh đường ruột giống người, New Atlas hôm 9/7 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Immunology.

Lần đầu tiên tạo ra chuột với hệ thống miễn dịch giống người
Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. (Ảnh: New Atlas).

Chuột được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, thậm chí là một trong những động vật thích hợp nhất, nhưng chúng vẫn chưa phải sự thay thế hoàn hảo cho con người. Một rào cản lớn là nhiều gene ở chuột khác biệt với gene tương ứng ở người, nên hệ miễn dịch của chúng cũng phản ứng khác.

Loại chuột mới mang tên TruHuX, hay THX, giúp khắc phục rào cản nghiên cứu này. Với hệ miễn dịch đầy đủ chức năng của người, cách chúng phản ứng với các phương pháp điều trị cũng sẽ tương tự con người. "Chuột THX cung cấp nền tảng cho những nghiên cứu về hệ miễn dịch, phát triển vaccine và thử nghiệm liệu pháp điều trị", tiến sĩ Paolo Casali, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tiêm tế bào gốc của người lấy từ máu cuống rốn qua tâm thất trái của những con chuột bị suy giảm miễn dịch. Sau vài tuần, khi sự cấy ghép này đạt ổn định, chuột được điều chỉnh nội tiết tố với hormone estrogen 17b-estradiol (E2). Hormone estrogen mạnh này có thể thúc đẩy sự sống của tế bào gốc và sự biệt hóa tế bào lympho, đồng thời kích hoạt kháng thể để phản ứng với virus và vi khuẩn.

Cuối cùng, THX trở thành chuột "siêu nhân hóa", với hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh của con người - hạch bạch huyết, tâm phôi, tế bào biểu mô tuyến ức, tế bào lympho T và B, tế bào plasma - và có thể phản ứng giống hệt con người.

Chuột "siêu nhân hóa" giúp loại bỏ sự phỏng đoán trong nghiên cứu y học, mang đến tiềm năng cách mạng hóa quá trình thử nghiệm thuốc mới và giải mã các cơ chế gây bệnh. Casali cũng tin rằng chuột THX giúp cắt giảm các thử nghiệm miễn dịch và vi sinh hiện tại trên linh trưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thằn lằn New Guinea sở hữu

Thằn lằn New Guinea sở hữu "phế phẩm" cực độc trong máu, gấp 40 lần ở người: Chúng vẫn chẳng sao!

Nồng độ của " phế phẩm" này cao hơn mức mà các động vật khác, kể cả con người, có thể sống sót.

Đăng ngày: 11/07/2024
Rắn độc tấn công người bị nạn nhân cắn ngược

Rắn độc tấn công người bị nạn nhân cắn ngược

Một người đàn ông ở Ấn Độ cắn trả lại con rắn độc khiến nó chết tại chỗ sau khi tấn công anh.

Đăng ngày: 10/07/2024
Giải mã bí ẩn về loài rắn có

Giải mã bí ẩn về loài rắn có "2 đầu" ở Việt Nam

Tại Việt Nam tồn tại một loài rắn mà theo dân gian có đến 2 đầu và có nọc độc nguy hiểm chết người. Vậy loài rắn đó là gì và nó có thực sự độc đến như vậy? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 09/07/2024
17 con rùa biển quý hiếm vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải

17 con rùa biển quý hiếm vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải

Ngày 9/7, lãnh đạo UBND xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, 17 con rùa biển vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải vào tối qua, là những trứng rùa nở sớm trong số 400 trứng của một rùa mẹ đẻ.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những loài thụ phấn khác thường giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên

Những loài thụ phấn khác thường giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên

Trên thực tế, ngoài ong và bướm còn có một số lượng đáng kinh ngạc các loài động vật thực hiện nhiệm vụ thụ phấn và đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của các loài thực vật có hoa.

Đăng ngày: 09/07/2024
Nghiên cứu mới hé lộ khả năng

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng "phi nước rút" bất ngờ của loài hà mã

Hà mã di chuyển nhanh nhất dành tới 15% thời gian trong mỗi sải chân để bật khỏi mặt đất, loài động vật khổng lồ này có thể bật cả bốn chân khỏi mặt đất khi di chuyển với tốc độ cao trên cạn.

Đăng ngày: 08/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News