Lần đầu tiên vệ tinh được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đã sử dụng

Lần đầu tiên trong lịch sử, công ty SpaceX sẽ sử dụng một tên lửa đẩy đã qua sử dụng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Đây được xem là bước ngoặt trong lĩnh vực không gian vũ trụ, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong các sứ mệnh không gian.

Đây là kế hoạch tham vọng được SpaceX ấp ủ từ lâu và theo dự kiến, tên lửa đẩy Falcon 9 của SapceX sẽ được phóng lên không gian vào 18 giờ 27 phút ngày 30/3 (giờ địa phương), tức 5 giờ 27 phút sáng 31/3 (theo giờ Việt Nam), từ bãi phóng thuộc căn cứ Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ).

Falcon 9 sẽ đưa một vệ tinh liên lạc của công ty SES (trụ sở tại Luxembourg) lên quỹ đạo địa tĩnh ở khoảng cách 35.000km so với Trái Đất.

Lần đầu tiên vệ tinh được đưa lên quỹ đạo bằng tên lửa đã sử dụng
Một tên lửa SpaceX Falcon 9 rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ ở Florida ngày 19/2.

Khác với các lần phóng trước, trong tên lửa Falcon 9 lần này, SpaceX sẽ tận dụng lại tầng đầu gồm 9 động cơ (còn gọi là bộ phận đẩy) từng được sử dụng trong vụ phóng tàu vũ trụ không người lái Dragon hồi năm ngoái, và sau đó đã hạ an toàn xuống một "tàu không người lái đặc biệt" trên đại dương.

Trong nhiều năm qua, SpaceX đã đạt trình độ vượt bậc trong việc cải tiến kỹ thuật, điều khiển các động cơ đẩy tiếp đất, hoặc trên mặt nước, theo phương thẳng đứng sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh không gian. Cho đến nay đã có 8 tên lửa đẩy của SpaceX trở về Trái Đất nguyên vẹn.

Theo Giám đốc SpaceX, ông Elon Musk, ngoài tận dụng để phát triển tên lửa mới, hãng cũng sẽ tận dụng các bộ phận của tên lửa đã phóng làm linh kiện ô tô, máy bay. Việc sử dụng các bộ phận của tên lửa đã qua sử dụng sẽ giúp SpaceX tiết kiệm tới 30% chi phí, thay vì phải bỏ ra trung bình trên 61 triệu USD cho mỗi lần phóng tên lửa Falcon 9 mới.

Tuy nhiên, kế hoạch nêu trên cũng gây không ít quan ngại cho cả khách hàng và thậm chí cả hãng SpaceX. Trong một báo cáo hồi tháng 4 năm ngoái, công ty đầu tư ngân hàng toàn cầu Jefferies International đã bày tỏ nghi ngại về độ an toàn trong các vụ phóng khi sử dụng những bộ phận tên lửa đã qua sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngày 1/4, sao chổi sẽ bay gần Trái đất nhất trong lịch sử

Ngày 1/4, sao chổi sẽ bay gần Trái đất nhất trong lịch sử

Ngôi sao chổi có tên 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak sẽ bay qua Trái đất với khoảng cách gần nhất từ thời nó được phát hiện vào ngày 1/4 tới.

Đăng ngày: 31/03/2017
Dải từ trường triệu năm ánh sáng trong vũ trụ

Dải từ trường triệu năm ánh sáng trong vũ trụ

Các nhà khoa học Đức phát hiện từ trường lớn nhất vũ trụ được tạo ra bởi sự va chạm giữa các cụm thiên hà.

Đăng ngày: 30/03/2017
NASA mở cửa kho tư liệu 140.000 bức ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ cho toàn thế giới

NASA mở cửa kho tư liệu 140.000 bức ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ cho toàn thế giới

Giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể truy cập và chiêm ngưỡng những bức hình đã thành thương hiệu của NASA, và cả video có 1-0-2 về vũ trụ,

Đăng ngày: 30/03/2017
Ngày mai, SpaceX sẽ làm thay đổi lịch sử bằng sứ mệnh phóng lại tên lửa Falcon 9

Ngày mai, SpaceX sẽ làm thay đổi lịch sử bằng sứ mệnh phóng lại tên lửa Falcon 9

Sứ mệnh này của SpaceX sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới của ngành hàng không vũ trụ, giúp giảm chi phí của việc du hành vào vũ trụ một cách đáng kể.

Đăng ngày: 29/03/2017
Định nghĩa mới có thể thêm 102 hành tinh vào hệ Mặt Trời

Định nghĩa mới có thể thêm 102 hành tinh vào hệ Mặt Trời

Một nhà khoa học Mỹ đề xuất định nghĩa mới đưa sao Diêm Vương trở lại danh sách các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 29/03/2017
Dấu vết giống đàn sâu ngoài hành tinh trên sao Hỏa

Dấu vết giống đàn sâu ngoài hành tinh trên sao Hỏa

Các bức ảnh vệ tinh cho thấy dấu vết của những đụn cát ngoằn ngoèo như đàn sâu trên bề mặt sao Hỏa.

Đăng ngày: 28/03/2017
Phi hành gia tàu Apollo 12 nói về người ngoài hành tinh

Phi hành gia tàu Apollo 12 nói về người ngoài hành tinh

Alan Bean, 85 tuổi, là 1 trong 3 thành viên phi hành đoàn của tàu Apollo 12 bay lên Mặt Trăng vào tháng 11 năm 1969.​ Ông là phi hành gia thứ 4 đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng.

Đăng ngày: 27/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News