Lần đầu tiên Việt Nam mở phòng thí nghiệm tại nước ngoài

Viện VKIST thành lập phòng thí nghiệm này nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và tăng giá trị dược liệu Việt.

Phòng thí nghiệm đặt tại Viện nghiên cứu các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên tại Gangneung (KIST Gangneung), Hàn Quốc, dưới sự hỗ trợ của Viện Khoa học công nghệ Hàn Quốc (KIST), trong khi chờ xây dựng trụ sở và phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Phòng thí nghiệm sẽ tập trung nghiên cứu các thảo dược với các dự án nghiên cứu đầu tiên dựa trên nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên một viện nghiên cứu của Việt Nam có cơ sở nghiên cứu tại nước ngoài để hoạt động trong môi trường quốc tế tiên tiến với mong muốn nâng cao năng lực nghiên cứu các nhà khoa học trong nước. Việc mở phòng thí nghiệm này cũng là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án ODA được ký Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 2017.

Lần đầu tiên Việt Nam mở phòng thí nghiệm tại nước ngoài
PGS. TS Phương Thiện Thương, Trưởng phòng Công nghệ sinh học tại Phòng thí nghiệm ở Hàn Quốc. (Ảnh: VKIST).

Trước đó, năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã ký Biên bản thảo luận về dự án Thành lập VKIST. Một năm sau đó Chính phủ đã ban hành nghị định về việc thành lập VKIST. Đến tháng 11/2017 VKIST chính thức khởi động. Tháng 3/2018 khởi công xây dựng trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. 

Từng chia sẻ với PV, TS Kum Donghwa, Viện trưởng VKIST cho biết, chiến thuật giai đoạn đầu của VKIST là xây dựng nền tảng có sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua các chương trình khoa học công nghệ cộng với nguồn vốn ODA của Hàn Quốc. Khi Viện có danh tiếng sẽ bứt phá, nhận thực hiện các hợp đồng nghiên cứu để có doanh thu.

Thời gian xây dựng nền tảng ban đầu được TS Kum xác định có thể mất 10 năm. TS Kum mang theo kinh nghiệm 50 năm phát triển khoa học công nghệ ở Hàn Quốc và từng giữ vai trò Viện trưởng KIST, mong muốn đưa VKIST thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam.

Hiện VKIST đã tuyển dụng những nhân sự chủ chốt đầu tiên và hình thành 2 nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó PGS. TS Phương Thiện Thương là Trưởng phòng Công nghệ sinh học và TS Nguyễn Duy Tài là trưởng nhóm về IOT và công nghệ phần mềm.

Nhóm dược liệu thiên nhiên với các dự án nghiên cứu hợp tác cùng doanh nghiệp thực hiện tại phòng thí nghiệm onsite ở Hàn Quốc được kỳ vọng sớm thúc đẩy các sản phẩm sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm IoT với sự hỗ trợ trực tiếp của Bộ Khoa học và Công nghệ sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật (IoT Innovation Hub) tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, tập trung nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất tại Việt Nam như xây dựng hệ thống thiết bị cảm ứng chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, chăm sóc vật nuôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) lớn cỡ nào?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) lớn cỡ nào?

ISS là vật thể nhân tạo to lớn nhất trong vũ trụ. Nó to đến mức bạn có thể nhìn thấy nó trên trời mà không cần đến kính viễn vọng.

Đăng ngày: 20/09/2019
Cận cảnh nhà máy nước sạch lớn nhất Hà Nội có thể uống tại vòi

Cận cảnh nhà máy nước sạch lớn nhất Hà Nội có thể uống tại vòi

Được coi là nhà máy nước sạch có quy mô lớn nhất Hà Nội, nhà máy nước mặt sông Đuống mới đây đã khánh thành giai đoạn 1, công suất 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người, chiếm 1/3 dân số Hà Nội và một số tình lân cận.

Đăng ngày: 13/09/2019
NASA lắp ráp xong kính viễn vọng 9,7 tỷ USD

NASA lắp ráp xong kính viễn vọng 9,7 tỷ USD

Nhóm kỹ sư hoàn thành lắp ghép các bộ phận của James Webb, kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, tại California hôm 28/8.

Đăng ngày: 30/08/2019
Nhà máy biến nước biển thành 75.000 lít nước uống mỗi ngày

Nhà máy biến nước biển thành 75.000 lít nước uống mỗi ngày

Tổ chức phi lợi nhuận GivePower xây dựng nhà máy khử mặn nước chạy bằng năng lượng mặt trời ở vùng ven biển Kiunga, Kenya.

Đăng ngày: 09/08/2019
Kính thiên văn lớn nhất thế giới sẽ vận hành vào năm 2027

Kính thiên văn lớn nhất thế giới sẽ vận hành vào năm 2027

Đã hoàn tất công việc với chiếc gương thứ hai trong số bảy chiếc gương cho Kính viễn vọng Khổng lồ Magellanic (GMT) dựng ở Chile, phía nam sa mạc Atacama.

Đăng ngày: 08/08/2019
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng?

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng?

Bức ảnh đập Tam Hiệp (Trung Quốc) bị biến dạng đang thu hút sự chú ý của truyền thông cả trong lẫn ngoài Trung Quốc.

Đăng ngày: 09/07/2019
Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẵn sàng chinh phục Bắc Cực

Nhà máy điện hạt nhân (NPP) nổi đầu tiên trên thế giới do Nga xây dựng có tên gọi

Đăng ngày: 03/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News