Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân

Trong một cuộc khai quật di tích văn hóa những năm 1980, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một lăng mộ cổ thời nhà Chu (1046 TCN - 256 TCN) ở thị trấn Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Lăng mộ có diện tích không quá lớn, thêm vào đó còn bị bọn trộm mộ đào bới, cướp bóc đồ tùy táng nên không còn nhiều giá trị khảo cổ.

Tuy nhiên, do mộ nằm đúng trên trục đường chuẩn bị thi công công trình mới nên đội khảo cổ đã quyết định tiến hành khai quật cấp tốc. Lúc này, các chuyên gia mới tìm thấy bí mật của lăng mộ: Bên dưới 4 góc mộ có chôn cất 4 bộ hài cốt trẻ em.

Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân
4 góc mộ có chôn cất hài cốt 4 đứa trẻ. (Ảnh minh họa: Sohu).

Cả 4 bộ hài cốt đều được bảo quản rất tốt, còn nguyên vẹn dù không được đặt trong quan tài. Điều này làm dấy lên hàng loạt câu hỏi: Những đứa trẻ này là ai? Tại sao chúng lại được chôn ở góc mộ?

Câu trả lời được tìm thấy khi các chuyên gia khám nghiệm 4 bộ hài cốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong xương những đứa trẻ đều tồn tại thành phần thủy ngân (Hg), điều này là do chúng đã bị ép uống thủy ngân để chết theo chủ mộ chứ không phải cái chết tự nhiên.

Tại thời điểm chôn cất, các nạn nhân còn bị đổ thủy ngân lên khắp người để giữ cho thi thể nguyên vẹn lâu hơn.

Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân
Đây không phải lần đầu các chuyên gia khảo cổ ghi nhận hiện tượng tuẫn táng trong các lăng mộ Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Sohu).

Hủ tục mai táng bất nhân này xuất phát từ lòng tham vô đáy của chủ nhân ngôi mộ. Thiết kế lăng cho thấy chủ mộ là một địa chủ hoặc quý tộc giàu có dưới thời nhà Chu.

Với niềm tin những đứa trẻ trong sáng, "chưa vướng bụi trần" sẽ trở thành sứ giả giúp giao tiếp với trời đất, chủ mộ đã ép các em phải tuẫn táng theo mình để ông được "thăng thiên", tiếp tục sống trong vinh hoa sau cái chết.

Nhiều lăng mộ cổ Trung Quốc khác cũng từng xuất hiện thi thể tuẫn táng của các trinh nữ với cùng mục đích trên. Không rõ ở thế giới bên kia, các vị chủ mộ có đạt được cuộc sống vinh hoa hằng mong hay không nhưng những hủ tục mai táng như thế này luôn khiến hẫu thế vô cùng phẫn nộ vì sự tàn ác, bất nhân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "đấu trường La Mã cổ xưa" ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.

Đăng ngày: 10/04/2021
Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Năm 2012, các nhà khảo cổ học phát hiện xác một giám mục được chôn cách đây gần 350 năm. Có điều lạ là ở giữa hai chân của xác ướp này có cả một xác bào thai.

Đăng ngày: 10/04/2021
Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú ăn tạp chưa từng được biết tới sống cách đây ít nhất 72 triệu năm.

Đăng ngày: 10/04/2021
Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Một thành phố hơn 3.400 tuổi và bị chôn vùi trong cát đã được phát hiện ở Luxor phía nam Ai Cập – ông Zahi Hawass, người đứng đầu phái bộ khảo cổ ở Ai Cập cho biết.

Đăng ngày: 09/04/2021
Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Giếng cổ Chiến Quốc có thiết kế hình bằng gỗ theo hình chín cạnh rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Đăng ngày: 08/04/2021
Choáng với

Choáng với "quái ngư" 423 triệu tuổi có xương là… những cục pin

Hóa thạch một quái ngư kỷ Silur được thiên nhiên bảo quản nguyên vẹn đến kinh ngạc đã giúp các nhà khoa học tìm ra bước nhảy vọt ngoạn mục trong sự tiến hóa xương ở động vật.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Tìm thấy bản đồ cổ nhất châu Âu khắc trên phiến đá 4.000 năm

Phiến đá thời Đồ Đồng khai quật năm 1900 là bản đồ khu vực ven sông Odet dài gần 30 km.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News