Lâu đài 3.000 năm tuổi dưới đáy hồ lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Các thợ lặn phát hiện tàn tích của một lâu đài 3.000 năm tuổi ẩn sâu dưới đáy hồ Van, hồ lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Lâu đài được tìm thấy bởi một nhóm nhà khoa học nghiên cứu hồ nước gần 10 năm qua, bao gồm Tahsin Ceylan, nhiếp ảnh gia kiêm nhà quay phim dưới nước, Mustafa Akkuş ở Đại học Van Yüzüncü Yıl và thợ lặn Cumali Birol, International Business Times hôm qua đưa tin.

Lâu đài 3.000 năm tuổi dưới đáy hồ lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ
Thợ lặn khám phá lâu đài bên dưới hồ Van. (Ảnh: Hurriyet Daily News).

Lâu đài nhiều khả năng thuộc về nền văn minh Urartu, một vương quốc thời Đồ sắt ở cao nguyên Armenia trải rộng tới Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Iran ngày nay.

"Nhiều nền văn minh và cư dân định cư quanh hồ Van. Họ gọi hồ nước là "biển thượng" và cho rằng nơi này ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Chúng tôi đang khám phá để hé lộ những bí mật của hồ nước", Ceylan chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu nghe nhiều lời đồn về sự tồn tại của tàn tích cổ đại dưới nước. Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ quen thuộc với khu vực này cho biết họ hầu như không tìm thấy gì trong hồ. "Thật là một phép màu khi tìm thấy lâu đài dưới nước", Ceylan nói.

Kết cấu đá của lâu đài bao phủ khu vực rộng khoảng một kilomet vuông cho thấy nó thuộc về nền văn minh Urartu nổi lên vào giữa thế kỷ 9 trước khi dần dần suy thoái. "Những bức tường của lâu đài này trải dài trên khu vực rộng. Cần phải tiến hành công tác khai quật dưới nước vì chúng tôi không rõ các bức tường sâu bao nhiêu", Ceylan cho biết.

Nước ở hồ Van có tính kiềm, khiến tàn tích được bảo quản nguyên vẹn. Lâu đài cũng như vô số làng mạc và khu dân cư trong vùng được xây trong thời kỳ mực nước thấp hơn đáng kể so với ngày nay.

  • Những điều thú vị về các tòa lâu đài cổ ở Châu Âu
  • Bí ẩn lâu đài Edinburg ma ám ở Anh
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác ướp Ai Cập đeo mặt nạ nguyên vẹn sau hơn 1.600 năm

Xác ướp Ai Cập đeo mặt nạ nguyên vẹn sau hơn 1.600 năm

Xác ướp có niên đại từ thời Hy Lạp - La Mã (từ năm 332 trước Công nguyên đến năm 395) được tìm thấy trong tình trạng tốt với vải lanh bọc quanh thi thể.

Đăng ngày: 17/11/2017
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.

Đăng ngày: 16/11/2017
Cổ thư lâu đời nhất ghi chép lời giảng của Đức Phật

Cổ thư lâu đời nhất ghi chép lời giảng của Đức Phật

Một bản sao của Kinh Kim Cương tại Trung Quốc được cho là sách in cổ nhất thế giới, có niên đại năm 868 sau Công nguyên.

Đăng ngày: 16/11/2017
Phát hiện hài cốt nghi của Đức Phật ở Trung Quốc

Phát hiện hài cốt nghi của Đức Phật ở Trung Quốc

Hài cốt hỏa táng nghi thuộc về Đức Phật hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) được tìm thấy trong một chiếc hòm sứ ở huyện Kính Xuyên, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/11/2017
Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại

Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại

Từ trước đến nay, giới khảo cổ cho rằng người Ai Cập cổ đại sử dụng mực đen có thành phần hoàn toàn là carbon cho đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5.

Đăng ngày: 16/11/2017
Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm).

Đăng ngày: 15/11/2017
Khủng long chính là những sinh vật

Khủng long chính là những sinh vật "đen" nhất lịch sử Trái đất

Chắc các bạn đã biết, hàng triệu năm trước Trái đất bị thống trị bởi những con quái vật bò sát khổng lồ mang tên

Đăng ngày: 14/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News