Lầu Năm Góc xây dựng vệ tinh "ăn thịt người"
Các nhà khoa học của Lầu Năm Góc đã nghĩ ra một ý tưởng được coi là "điên rồ", trong đó họ muốn khai thác các vệ tinh viễn thông đã chết để lấy phụ tùng của chúng để tái sử dụng ngay trong quỹ đạo. Chương trình này được gọi là Pheonix và dự kiến sẽ được thử nghiệm trên quỹ đạo vào năm 2015.
>>> Video khai thác vệ tinh viễn thông chết ngay trong quỹ đạo
Dự án được bắt đầu từ năm ngoái và đã bước vào giai đoạn mới trong tuần này sau khi Văn phòng dự án nghiên cứu nâng cao (DARPA) của Lầu Năm Góc bắt đầu đưa ra giá thầu cho các chủ sở hữu vệ tinh thương mại để cho phép tàu vũ trụ cũ có thể bị cắt tách bởi robot không gian nhằm làm bằng chứng cho nghiên cứu trên.
Vệ tinh trang bị cánh tay robot thu thập các phụ tùng trong quỹ đạo để tái chế.
DARPA cũng tổ chức một hội nghị với sự tham dự của nhiều học giả, các công ty tư nhân và các chuyên gia quân sự để thảo luận về những thách thức của công nghệ mới cũng như các quy định của chương trình nghiên cứu trị giá 36 triệu USD.
Theo kế hoạch trên, DARPA sẽ đưa vào quỹ đạo một vệ tinh địa tĩnh (GEO) có trang bị một cánh tay robot và các công cụ cần thiết khác để thu thập những chi tiết có thể tái sử dụng trong không gian và thay thế cho các thiết bị khác cần tới nó nhằm tiết kiệm chi phí đưa các bộ phận thay thế từ Trái Đất lên quỹ đạo.
Tiếp theo, một loạt các tàu vũ trụ nhỏ hơn được gọi là satlets được dùng như là một phương tiện vận chuyển cho GEO sẽ phân loại và lựa chọn những chi tiết còn có thể tái sử dụng mà GEO thu thập được và làm công tác thay thế chúng khi cần thiết theo sự điều khiển từ mặt đất.
Đây được coi là một dự án đắt đỏ cần tới nhiều sự trợ giúp từ các công ty truyền thông và chính phủ, tuy nhiên, DAPRA đang đẩy mạnh chương trình nghiên cứu này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
