Lấy mạng con để giao phối với mẹ

Hai nhà khoa học ở Nam Mỹ đã chứng kiến cảnh những con cá heo đực tấn công một con non cùng loài, nhằm buộc mẹ của nó phải động dục sớm. 

Hình ảnh cá heo con trước khi cuộc tấn công xảy ra. Ảnh: BBC.

Giết con là hành vi phổ biến ở động vật có vú, song các nhà khoa học hiếm khi nhìn thấy hiện tượng này ở cá heo và cá voi. Từ trước tới nay người ta mới chỉ thấy cá heo xám giết con hai lần, song chưa bao giờ thấy cá heo loài Tucuxi giết con.

Cá heo Tucuxi (Sotalia guianensis) sống cả trong nước ngọt và nước mặn. Những con đực trở nên hung dữ với nhau trong mùa giao phối, song trước năm 2006 giới khoa học chưa bao giờ thấy chúng đe dọa hay tấn công con non cùng loài.

Hai chuyên gia Mariana Nery (Đại học Chile) và Sheila Simao (Đại học Rio de Janeiro Brazil) đã tận mắt chứng kiến cảnh cá heo đực Tucuxi giết con non khi khảo sát cá heo tại vịnh Sepetiba, Brazil năm 2006. Tuy nhiên, mãi tới năm nay họ mới công bố phát hiện này. 

Cá heo mẹ tìm cách chạy trốn, nhưng không thành. Ảnh: BBC.

Vào buổi sáng ngày 5/12/2006, khi mặt biển lặng sóng, hai nhà khoa học nhìn thấy 6 cá heo trưởng thành bơi tới gần một một con cái và đứa con của nó. Hai cá heo đực tìm cách tách con non ra khỏi mẹ. Cá heo cái tìm cách lao về đứa con để bảo vệ, song vấp phải sự ngăn cản của 4 con đực còn lại. Chúng chặn đường, bao vây con mẹ và đập đuôi vào cơ thể nó. 

Cách đó 4 mét, hai con cá heo đực còn lại bơi hai bên con non và dìm nó xuống nước. Sau đó chúng tung nó lên không trung rồi lại dìm xuống. Cứ như thế vài lần cá heo con trở nên mất phương hướng và bơi loạng choạng trong nước. Vài ngày sau hai nhà khoa học nhìn thấy con mẹ nổi lên, song không thấy con của nó nữa.

“Chúng tôi tin rằng cá heo con đã chết vì những vết thương mà lũ cá heo đực gây nên. Đây là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cá heo Tucuxi gây tổn thương cho con non cùng loài. Đó có thể là hành vi tấn công có chủ ý hoặc chỉ đơn giản là trò đùa thái quá, song rõ ràng lũ cá đực muốn tách cá heo con ra khỏi mẹ”, nhóm nghiên cứu kết luận.

Theo Nery và Simao, sự việc cho thấy hành vi giết con non khá phổ biến trong cá heo hoang dã. Ở nhiều loài động vật khác, con đực thường giết con non không cùng huyết thống để đẩy nhanh thời gian động dục của con mẹ. “Những con cái đã giao phối với con đực chỉ vài ngày sau khi mất con. Hiện tượng ấy, công với sự quan tâm về mặt tình dục của lũ cá đực đối với con mẹ, cho thấy những con đực tìm cách giết con non để buộc cá heo mẹ giao phối với chúng", Nery phát biểu.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News