Lây nhiễm chéo là gì?
Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại (thường là vi khuẩn và virus) giữa người với người, từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.
Lây nhiễm chéo có thể diễn ra do: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus.
Những vi sinh vật này lây lan qua các con đường:
- Người bệnh ho và hắt hơi.
- Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người.
- Chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng.
- Thiết bị y tế chưa được tiệt trùng.
- Giường ngủ không sạch sẽ.
- Sử dụng các ống thông hay dây truyền trong một thời gian dài.
Những nơi có thể xảy ra lây nhiễm chéo
Lây nhiễm chéo có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, từ nhà ở, trường học, ngân hàng… cho tới các tòa nhà công cộng.
Các biện pháp phòng lây nhiễm chéo
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng không đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang nếu phải ra ngoài.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn để diệt virus nếu tay bạn có virus.
- Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt bởi virus có thể bắn ra khi họ ho hoặc hắt hơi và bạn có thể hít phải các virus đó nếu ở quá gần.
- Tránh dùng tay sờ vào mắt, mũi và miệng bởi tay bạn có thể chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu bàn tay bị nhiễm bẩn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
- Nếu bị sốt, ho và khó thở, hãy đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng và gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn.
Miễn dịch cộng đồng là gì? Liệu nó có áp dụng được với Covid-19?
Vaccine (vắc xin) là gì? Tại sao vaccine không dùng để chữa bệnh mà là phòng bệnh?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách ly y tế là gì? Có những hình thức cách ly nào?
Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.
Đăng ngày: 24/03/2020
Nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là sốt?
Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh.
Đăng ngày: 24/03/2020
Mùa Covid-19, những người này dễ chết vì... nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy dịch Covid-19 còn có thể gây những tác hại gián tiếp lên các căn bệnh khác nếu chúng ta không có biện pháp quản lý căng thẳng tốt.
Đăng ngày: 23/03/2020
5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị "Tào Tháo đuổi"
Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.
Đăng ngày: 23/03/2020
Tạo ra "thần dược" không đắng chữa bệnh đường ruột cho trẻ em
"Thần dược" berberin chữa bệnh đường ruột mà không có tác dụng phụ, tuy nhiên nó rất đắng. Nhóm nghiên cứu ở DK Pharma vừa thành công trong việc làm biến mất vị đắng này.
Đăng ngày: 23/03/2020
ECMO là gì? Khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?
Thông thường, những người cần được hỗ trợ chỉ sử dụng máy ECMO trong một vài giờ đến một vài ngày, nhưng một số người có thể cần phải sử dụng ECMO trong một vài tuần, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh.
Đăng ngày: 20/03/2020
Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra
Các bác sĩ Ấn Độ gần đây đã báo cáo trường hợp một cô gái trẻ gần ba năm trước đã trải qua cấy ghép tay từ người hiến tặng là một nam thanh niên, kỳ lạ là bàn tay đã thay đổi màu sắc để phù hợp với màu da của cô gái.
Đăng ngày: 20/03/2020
Tiêu điểm