Lấy trứng từ 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất

Theo kế hoạch, trứng của 2 cá thể tê giác cái này sẽ được dùng để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng được lấy ra từ cá thể đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3/2018.

Các nhà khoa học Kenya đã thành công trong quá trình lấy trứng của 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng còn sống trên Trái Đất nhằm duy trì nòi giống của loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng này.

Đây cũng là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học tiến hành việc lấy trứng của loài tê giác.

Theo phóng viên tại châu Phi, theo kế hoạch, trứng của 2 cá thể tê giác cái này sẽ được dùng để thụ tinh nhân tạo cùng tinh trùng được lấy ra từ cá thể đực cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc đã chết hồi tháng 3/2018.

Lấy trứng từ 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất
Một các thể tê giác trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kruger National Park. (Ảnh: TTXVN).

Hiện hai buồng trứng gồm 10 quả lấy ra từ 2 cá thể tê giác trên đã được gửi sang Italy để bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt nhất.

Thông tin về dự án, ông Richard Vigne, Giám đốc khu bảo tồn Ol Pejeta tại Kenya - nơi hiện đang chăm sóc 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng, nhấn mạnh đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực cứu loài vật đang có nguy cơ diệt vong rất cao này.

Theo ông Vigne, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu phương pháp thụ tinh nhân tạo tối ưu nhất để có thể sản sinh ra một đàn tê giác con với khoảng 20 cá thể.

Nếu thành công, đàn tê giác sẽ tiếp tục được nhân giống với số lượng đủ để có thể thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Trung Phi.

Hồi tháng 3/2018, cá thể tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới đã chết tại khu bảo tồn Ol Pejeta vì lý do tuổi tác.

Cá thể tê giác 45 tuổi có tên Sudan này trước đó được xem là "thỏi nam châm" hút du khách đến với khu bảo tồn Ol Pejeta nói riêng và đất nước Kenya nói chung.

Trong khi loài tê giác trắng phương Nam hiện còn khoảng 20.000 cá thể chủ yếu phân bố tại Nam Phi, số lượng tê giác trắng phương Bắc đã sụt giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt và bị mất môi trường sống hoang dã.

Từ năm 2006, nhân loại đã không còn ghi nhận bất kì cá thể tê giác trắng phương Bắc nào sống trong môi trường tự nhiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ ngư phủ Mỹ sốc khi bắt được cá hai miệng kỳ dị

Nữ ngư phủ Mỹ sốc khi bắt được cá hai miệng kỳ dị

Trả lời Fox News, Debbie Geddes nói cô bắt được con cá kỳ dị này khi hai vợ chồng lái canô đi câu trên hồ Champlain, nằm giữa hai bang New York và Vermont.

Đăng ngày: 22/08/2019
Đập thủy điện làm đổi dòng chảy,

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng

Báo cáo mới đây cho thấy số lượng các loài động vật nước ngọt cỡ lớn đã giảm tới 97% so với năm 1970, do dòng chảy tự nhiên của các sông bị thay đổi và việc đánh bắt của con người.

Đăng ngày: 22/08/2019
Phát hiện báo hoa lông hồng hiếm nhất thế giới ở Nam Phi

Phát hiện báo hoa lông hồng hiếm nhất thế giới ở Nam Phi

Báo hoa mai đột biến lông hồng cực hiếm mải mê xé xác hươu cao cổ trong khu bảo tồn tại Limpopo mà không biết camera đang ghi hình nó.

Đăng ngày: 21/08/2019
Những điều thú vị về cá la hán

Những điều thú vị về cá la hán

Những chú cá La hán nhiều màu sắc cùng với chiếc đầu vô cùng ngộ nghĩnh của mình không chỉ làm cho bể cá cảnh thêm sinh động mà còn đem lại may mắn cho con đường sự nghiệp và công danh của bạn.

Đăng ngày: 20/08/2019
Những giống chó đẹp nhất thế giới

Những giống chó đẹp nhất thế giới

Chó là một giống loài đáng yêu luôn được nhiều gia đình yêu thích và chiều chuộng, nhất là với những bạn trẻ.

Đăng ngày: 20/08/2019
Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska

Sóng nhiệt đun nóng nước khiến cá hồi chết la liệt ở Alaska

Alaska đang trải qua đợt nắng gắt chưa từng thấy trong mùa hè năm nay, khiến cá hồi chết hàng loạt do không chịu nổi nước nóng.

Đăng ngày: 19/08/2019
Loài giun ký sinh biến ốc sên thành

Loài giun ký sinh biến ốc sên thành "thây ma"

Giun dẹp khoang xanh ký sinh trong ốc sên, sau đó điều khiển vật chủ bò ra chỗ thoáng đãng để thu hút các loài chim săn mồi.

Đăng ngày: 18/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News