Lễ trao giải thưởng Nobel 2020 sẽ diễn ra theo hình thức mới
Cơ quan quản lý các giải thưởng Nobel - ngày 21/7 đã thông báo hủy tổ chức bữa tiệc truyền thống năm nay do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, mặc dù các giải thưởng thuộc hệ thống này năm nay sẽ vẫn được trao tặng theo "những hình thức mới".
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1956, bữa tiệc truyền thống tháng 12 của Quỹ Nobel buộc phải hủy bỏ.
Bữa tiệc trao giải Nobel bị hủy bỏ. (Nguồn: nationalheraldindia).
Sự kiện thường niên này thường được tổ chức vào ngày 10/12 để tưởng niệm ngày mất của người sáng lập ra giải thưởng Nobel - nhà bác học Alfred Nobel.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu lễ bế mạc Tuần lễ Nobel của một năm, khi các chủ nhân của giải thưởng Nobel trong năm được mời tới thủ đô Stockholm của Thụy Điển để cùng giao lưu và tham dự lễ trao giải thưởng danh giá này.
Bữa tiệc thường được tổ chức tại Tòa thị chính của Stockholm, với sự tham dự của những người đoạt giải, cùng các thành viên Hoàng tộc Thụy Điển và khoảng 1.300 khách mời.
Những người đoạt giải Nobel, ngoại trừ chủ nhân giải Nobel Hòa bình được vinh danh ở Oslo (Na Uy) sẽ có bài phát biểu trong tiệc tối quan trọng này.
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 21/7, Giám đốc Quỹ Nobel - ông Lars Heikensten cho biết: "Tuần lễ Nobel năm nay sẽ không diễn ra như thường lệ do tình hình đại dịch hiện tại. Đây là một năm rất đặc biệt khi mọi người cần phải hy sinh và thích nghi với hoàn cảnh hoàn toàn mới".
Ông Heikensten cũng nhấn mạnh rằng chủ nhân của giải Nobel năm nay cùng những công trình đoạt giải của họ sẽ được tôn vinh theo "những cách khác nhau", trong đó họ có thể sẽ được nhận giải Nobel 2020 ngay tại nhà riêng hoặc tại các đại sứ quán.
Việc công bố các giải thưởng Nobel cho các lĩnh vực lần lượt là Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế sẽ vẫn được tiến hành theo lịch đã định từ ngày 5-12/10 tới.
Trước năm 2020, bữa tiệc trao giải Nobel cũng từng bị hủy bỏ vào các năm 1907, 1924 và 1954 vì những lý do khách quan.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
