Lều dành cho cuộc sống trên sao Hỏa
Một nhóm sinh viên tại Mỹ kết hợp kiến thức về cơ khí hàng không và công nghệ dệt để tạo ra loại lều phù hợp với điều kiện trên hành tinh đỏ.
Mô hình chiếc lều dành cho phi hành gia trên sao Hỏa của nhóm sinh viên Đại học North Carolina. Ảnh: NASA.
Popular Science cho biết, chiếc lều là sản phẩm của một nhóm sinh viên tại Đại học North Carolina, Mỹ. Nguyên liệu chủ yếu của lều là một loại sợi có khả năng cách nhiệt và chống nhiều loại bức xạ. Loại sợi này được dùng để chế tạo trang phục bảo hộ cho những người làm việc trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản.
Khi người sử dụng bơm không khí vào van, lều sẽ phồng lên và trở nên rất cứng, dai. Nếu muốn chuyển lều tới chỗ khác, người sử dụng tháo van hơi để lều xẹp xuống. Vàng được dát mỏng ở bề mặt ngoài của vỏ lều để chặn tia cực tím - một loại bức xạ có hại đối với con người. Do lều có cấu trúc vòm và độ cứng cao nên nó có khả năng chịu được lực va chạm của thiên thạch - thứ thường xuyên lao vào hành tinh đỏ. Diện tích của lều vào khoảng 177 m2, đủ rộng để một nhóm phi hành gia sinh hoạt và nghiên cứu.
Lò phản ứng Sabatier là thiết bị đi kèm đáng chú ý nhất của lều. Loại lò này gây nên phản ứng giữa CO2 và khí hydro ở nhiệt độ cao để tạo ra khí metan (làm chất đốt) và nước. Từ nước người ta có thể tạo ra khí oxy (để thở) và hydro. Bầu không khí giàu CO2 của sao Hỏa là môi trường hoạt động lý tưởng của lò Sabatier.
Trạm Không gian quốc tế (ISS) cũng được trang bị lò phản ứng Sabatier. Tuy nhiên, lò phản ứng mà nhóm sinh viên lựa chọn hoạt động hiệu quả hơn và an toàn hơn so với lò của ISS.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
