LG ra mắt màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có thể "biến hình" từ 12 inch lên 18 inch
Màn hình này vẫn có thể duy trì độ phân giải cao ở mọi kích thước.
LG Display có thể vừa định nghĩa lại khái niệm “màn hình linh hoạt.” Vào thứ Sáu, công ty Hàn Quốc đã ra mắt nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà vẫn duy trì chất lượng hình ảnh.
Nguyên mẫu này sở hữu một màn hình 12 inch có thể kéo dài đến 18 inch trong khi vẫn duy trì độ phân giải cao ở mức 100 pixel mỗi inch và hiển thị đầy đủ màu RGB. Đây không phải là lần đầu LG thử nghiệm tạo ra màn hình co giãn. Vào năm 2022, công ty đã giới thiệu một nguyên mẫu với tỷ lệ kéo dài tối đa chỉ đạt 20%.
Nguyên mẫu này có thể chịu được sự kéo giãn lặp đi lặp lại đến 10.000 lần.
LG gọi đây là “công nghệ hiển thị tối thượng”. Không giống như các màn hình linh hoạt hiện tại chỉ có thể uốn cong hoặc gập lại, màn hình này thực sự có thể biến đổi, xoắn, và kéo giãn thành nhiều hình dạng khác nhau. Điều này mở ra tiềm năng cho hàng loạt ứng dụng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dự án phát triển này là một phần của chương trình quốc gia do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc chủ trì, khởi động vào năm 2020. LG Display dẫn đầu liên minh gồm 19 viện nghiên cứu tham gia vào dự án này.
Mặc dù mục tiêu ban đầu chỉ là tỷ lệ kéo dài 20%, nhóm nghiên cứu đã thành công nhân đôi con số này nhờ các công nghệ mới mẻ. Chúng bao gồm một chất liệu nền silicon đặc biệt thường được dùng trong kính áp tròng và một phương pháp dây dẫn màn hình đột phá.
Độ bền là một đặc điểm nổi bật khác của sản phẩm. LG Display tuyên bố nguyên mẫu này có thể chịu được sự kéo giãn lặp đi lặp lại đến 10.000 lần. Ngoài ra, màn hình sử dụng nguồn sáng micro-LED chỉ 40 micromet, giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh ổn định ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao hoặc các tác động bên ngoài.
Tại sự kiện, công ty đã trình diễn một số ứng dụng của màn hình, bao gồm màn hình cong cho xe hơi có thể điều khiển bằng cử chỉ cảm ứng và một màn hình có thể đeo trên đồng phục của lính cứu hỏa để cung cấp thông tin theo thời gian thực.
Bên cạnh khả năng co giãn đặc biệt, các màn hình này còn mỏng, nhẹ và có thể bám dính vào bề mặt cong, chẳng hạn như quần áo hoặc da. LG dự đoán công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ thời trang và thiết bị đeo đến lĩnh vực di động.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Chiếc máy tính mạnh nhất thế giới
Những hệ thống máy tính lượng tử với hàng trăm nghìn đến hàng triệu qubit đang được IBM, Google phát triển, dự kiến hoàn thành trong 10 năm tới.
