LHC có thể sớm giải mã sự hình thành của vũ trụ

Máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới đang tăng tốc nhanh hơn dự kiến và có thể sớm vén bức màn bí ẩn sâu thẳm nhất của vũ trụ.

Ngày 26/7, phát biểu tại Hội nghị quốc tế về vật lý năng lượng cao đang diễn ra ở Paris, Pháp, các nhà khoa học đang làm việc với các máy gia tốc hạt ở châu Âu và Mỹ cho biết hoạt động của các máy gia tốc hạt này đang tiến dần đến giai đoạn tạo ra hạt Higgs Boson, hay còn gọi là "Hạt Chúa trời." 

Toàn cảnh sơ đồ đặt máy gia tốc LHC và một phần đường ống bên trong máy. (Nguồn: CERN)

"Hạt Chúa trời" được cho là góp phần quyết định vào việc hình thành vũ trụ sau vụ nổ lớn (Big Bang) cách đây 13,7 tỷ năm.

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở gần Geneve (Thụy Sĩ) cho biết sau đúng ba tháng thí nghiệm họ đã phát hiện được gần như tất cả các hạt mà vật lý hiện đại biết đến theo Mô hình Chuẩn. Hạt cơ bản duy nhất theo Mô hình Chuẩn vẫn chưa quan sát được là "Hạt Chúa trời."

Ông Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), cơ quan quản lý LHC cho biết, các thí nghiệm tiến triển nhanh hơn dự kiến và đang bước vào giai đoạn hình thành một ngành vật lý học mới.

Trong giai đoạn mới, các nhà khoa học có thể tìm ra bằng chứng về sự tồn tại của "Hạt Chúa trời" và sự phát hiện ra vật chất tối, được cho là cấu tạo nên 1/4 vũ trụ, trong đó chúng ta chỉ có thể quan sát được khoảng 5%, còn 70% là năng lượng tối không nhìn thấy được.

LHC, được đặt dưới một đường hầm hình tròn dài 27km gần biên giới Thụy Sĩ và Pháp, sẽ tạo nên một vụ nổ lớn cỡ nhỏ bằng cách cho các hạt va chạm với nhau.

Hiện máy gia tốc này đang cho các hạt va chạm với nhau ở mức năng lượng bằng một nửa mức năng lượng tối đa của chúng âm 7 TeV (7 triệu triệu electron volt). LHC dự kiến tăng mức năng lượng này lên 14 TeV từ năm 2013, gần với điều kiện để vũ trụ được tạo ra từ gần 14 tỷ năm trước.

Trong khi đó, các nhà khoa học điều hành máy gia tốc hạt Tevatron của Mỹ, máy gia tốc năng lượng thấp hơn và lâu đời hơn LHC cho biết, họ đã thu hẹp được khoảng 1/4 phạm vi hình thành "Hạt Chúa trời."./.
Từ khóa liên quan:

vũ trụ

hạt

máy gia tốc

lhc

hình thành

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News