Liên minh châu Âu phóng vệ tinh quan sát đại dương đầu tiên

Tối 16/2 (giờ địa phương), từ trung tâm vũ trụ Plessetsk của Nga, một vệ tinh quan sát đại dương đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU), với tên gọi Sentinel 3A, đã được phóng lên không gian.

Vệ tinh nặng 1.200kg do chi nhánh Bỉ của tập đoàn Thalès Alenia Space sản xuất, sẽ cho phép châu Âu có thể thường xuyên theo dõi các vấn đề về đại dương cả ngày lẫn đêm thông qua việc đo độ cao của sóng, nhiệt độ và vận tốc gió.


Hoạt động theo dõi đại dương đóng một vai trò quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, một thiết bị khác được thử nghiệm tại Trung tâm không gian Liège sẽ giúp quan sát màu sắc nước biển cùng sự phát triển của thực vật nổi - điểm mấu chốt trong đời sống đại dương và là yếu tố đầu tiên tạo khí oxy cho hành tinh.

Hoạt động theo dõi đại dương đóng một vai trò quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như việc áp dụng các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra, hoạt động này còn góp phần vào việc phát triển các dịch vụ thương mại, chẳng hạn như giúp nắm bắt được dòng chảy để sắp xếp các tàu thuyền hoặc bố trí hợp lý việc đánh bắt cá.

Dự kiến, từ nay đến năm 2019, Cơ quan khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu sẽ quản lý tổng cộng sáu vệ tinh Sentinel có tên gọi Copernicus.

Với chương trình dân sự giám sát Trái Đất do Ủy ban châu Âu và Cơ quan Vũ trụ châu Âu tài trợ, EU muốn khẳng định đi đầu thế giới trong các sứ mệnh bảo vệ môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News