Liên tiếp động đất ở Lai Châu có đáng lo?

Cách nhau có một, hai ngày, Lai Châu đã xảy ra ba trận động đất, song các nhà khoa học cho rằng, đó chỉ là dấu hiệu động đất theo chu kỳ, không đáng lo ngại.

TS Lê Tử Sơn, Viện Vật lý địa cầu khẳng định: sự cựa quậy của các đới đứt gãy là hiện tượng hết sức bình thường. Đây là hoạt động dịch chuyển hết sức tự nhiên và không có gì đáng lo ngại. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là khu vực ít có động đất, trừ một số vùng như đới đứt gãy sông Mã, Sơn La, sông Đà, Lai Châu - Điện Biên...

Song, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, không nên chủ quan vì Việt Nam cũng đã từng có động đất mạnh cấp độ 7-8 độ richter. Được biết, Viện Vật lý địa cầu đang ở trong tình trạng trực 24/24 giờ để nếu có dấu hiệu bất thường sẽ phát tin cảnh báo. Viện này cũng khuyến cáo, chính quyền và nhân dân các địa phương có động đất cần có biện pháp sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất gây ra.

Theo TS Đào Văn Thịnh- Viện địa chất và môi trường (Tổng hội Địa chất Việt Nam), Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất với cường độ cao và nguy hiểm nhất trên lãnh thổ Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu do chuyển động tân kiến tạo và hiện đại. Động đất là dạng tai biến địa chất gây ra những thiệt hại không nhỏ về tài sản và tính mạng.

Hầu hết các chấn tâm động đất thường tập trung dọc các đứt gãy có độ xuyên cắt sâu như đứt gãy Điện Biên- Lai Châu; Tuần Giáo- Tủa Chùa (phương á kinh tuyến) và sông Mã, Sơn La, Phong Thổ, Mường Tè (phương Tây Bắc - Đông Nam). Đặc biệt đới Phong Thổ- Phu Sam Sao là đới có mật độ chấn tâm động đất cao nhất.

TS Đào Văn Thịnh cho biết, trong rất nhiều trường hợp, dù có dự báo tốt đến đâu nhưng các dạng tai biến địa chất, nhất là động đất vẫn bất ngờ, đột ngột xuất hiện và diễn ra trong thời gian ngắn hoặc cực ngắn chỉ vài giây và hậu quả gây ra rất nặng nề.

Khi chúng xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa các phương tiện cứu hộ, cứu nạn không thể đáp ứng kịp thời. Do đó, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền cho nhân dân nhận thức và ý thực tự cứu mình, tự mình phải phòng tránh.

Thống kê trong tời gian từ 1903 đển 2003, vùng Tây Bắc xảy ra tới 340 trận động đất ở các cấp lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 244 trận động đất có chấn cấp nhỏ hơn 4 độ richter (chiếm 71,76%); 43 trận động đất có chấn cấp từ 4 đến 4,5 độ richter (chiếm 12,64%), có 43 trận động đất từ 4,5 đến 5 độ richter (chiếm 12,64%); có 8 trận động đất có chấn cấp từ 5 đến 5,5 độ richter (chiếm 2,35%) và chỉ có 2 trận động đất có chấn cấp trên 6 độ richter, một trận tại Đông Nam thành phố Điện Biên (năm 1935) và một trận tại Đông Bắc thị trấn Tuần Giáo, Lai Châu (năm 1983) chiếm 0,58%, chấn động ở tâm đạt cấp 8-9 độ richter.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News