Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?
Bạn có thể bị “nhờn” caffeine, và tình trạng đó sẽ khiến bạn muốn uống thêm ngày một nhiều cà phê (hoặc một loại thức uống khác có caffeine) để có được cảm giác tỉnh táo như mong muốn.
Uống cà phê nhiều có khiến bạn bị “nhờn” caffeine? Câu trả lời là có.
Điều đó xảy ra như thế nào? Đầu tiên, hãy tìm hiểu cách caffeine hoạt động.
Chất kích thích này có khả năng chặn các phân tử adenosine liên kết với cơ quan thụ cảm adenosine trong não bạn, vốn là bộ phận kiểm soát giấc ngủ, sự tỉnh táo, và nhận thức. Khi adenosine bị chặn lại, bạn có cảm giác như nhận được một luồng năng lượng bùng nổ từ caffeine.
Khi bạn tiếp tục uống cà phê mỗi ngày, các cơ quan thụ cảm adenosine cũng phát triển nhiều hơn. Và do đó, bạn cần nhiều caffeine hơn để chặn các phân tử adenosine liên kết với những cơ quan thụ cảm mới đó - tất cả nhằm giúp bạn cảm nhận được luồng năng lượng giống hệt như lúc đầu!
Uống thuốc nhiều sẽ bị “nhờn” thuốc, vậy uống cà phê nhiều có khiến bạn bị “nhờn” caffeine? Câu trả lời là có, và nếu bạn lo ngại về lượng caffeine bản thân đang tiêu thụ mỗi ngày, luôn có cách giúp bạn kiềm chế cơn thèm khát.
Theo Cơ quan Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, bạn sẽ không gặp phải hậu quả tiêu cực nào nếu tiêu thụ dưới 400mg caffeine mỗi ngày. Chỉ cần duy trì dưới mức đó, tương đương khoảng từ 4 - 5 cốc cà phê, thì về mặt sức khỏe bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Còn nếu muốn giảm bớt vì những lý do cá nhân thì sao? Bạn cần thời gian.
Hãy giảm dần lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày, lưu ý là mỗi lần chỉ nên cắt bớt một lượng nhỏ, và duy trì việc này trong một quãng thời gian dài. Nếu bạn bị “nhờn” caffeine, nhiều khả năng bạn sẽ có triệu chứng thèm thuồng, bứt rứt nếu cắt giảm caffeine quá nhanh. Các triệu chứng đó bao gồm nhức đầu, cáu kỉnh, buồn nôn, và uể oải. Lý do bạn cần “cai” caffeine một cách từ từ là để làm dịu đi những triệu chứng nêu trên.
Sau một thời gian “cai” caffeine, nếu để ý thấy một cốc cà phê là chưa thỏa mãn, bạn hoàn toàn có thể thử tăng lượng cà phê trở lại - hoặc cứ uống thêm một cốc thứ hai, miễn đừng quá 400mg mỗi ngày là được. Mỗi người một kiểu mà!

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.
