Liệu có thể kéo chốt lựu đạn bằng răng như trong phim?

Có thể nhiều người trong chúng ta đã bị đánh lừa bởi chi tiết dùng răng cắn và rút chốt an toàn của lựu đạn trong những bộ phim hành động. Nhưng thực tế, điều đó liệu có thể xảy ra hay không?

Lựu đạn là một trong những loại vũ khí vô cùng quan trọng trong mỗi cuộc chiến tranh. Cho đến nay, lựu đạn vẫn còn được sử dụng và không ngừng được cải tiến để tăng tính sát thương cao hơn.

Cấu tạo của một quả lựu đạn gồm vỏ kim loại, phần ruột rỗng và bên trong chứa thuốc súng. Theo Wikipedia, khi rút chốt an toàn đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa. Hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, sau đó phụt lửa vào kíp nổ của lựu đạn.

Bên cạnh là một lại vũ khí sát thương đơn thuần, lựu đạn cũng là biểu tượng cho sự nhanh trí và kỹ năng xử lý thông minh của các binh sỹ trong chiến đấu.


Việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Thế nhưng khi được đưa lên phim ảnh, một số chi tiết đặc biệt là cách sử dụng lựu đạn lại bị các đạo diễn và nhà làm phim cường điệu một cách quá mức. Trong rất nhiều bộ phim, hẳn bạn đã thấy thấp thoáng những phân cảnh rút chốt lựu đạn bằng răng và ném về phía quân địch. Nhưng hóa ra, đó không hoàn toàn là sự thật.

Trước hết cần hiểu rằng, phạm vi sát thương của lựu đạn khá nhỏ và bạn cần phải dùng rất nhiều lực để ném nó đi. Trong một quả lựu đạn cũng không có quá nhiều chất nổ. Điều đó có nghĩa rằng, vũ khí này chỉ có thể tiêu diệt kẻ thù khi ở phạm vi gần. Ngoài ra, bạn cũng không thể ném lựu đạn quá gần hoặc quá cao. Bởi mục tiêu sẽ có cơ hội ném nó trở lại vị trí chỗ bạn.

Sau đó cần hiểu rằng, chốt an toàn của lựu đạn thường cấu tạo kéo căng rộng ra. Điều này giúp chốt an toàn sẽ không dễ bị rút ra một cách vô tình hoặc rơi ra ngoài. Trong lúc chiến đấu, việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Tất nhiên, lựu đạn được thiết kế đảm bảo mọi binh sỹ từ người bình thường đến lực lưỡng đều có thể rút chốt dễ dàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Theo ước tính, một quả lựu đạn M67 của Mỹ sẽ cần ít nhất 3-5kg lực để tháo chốt. Một mức lực không quá khó nhưng cũng không dễ để dùng răng, trừ phi người đó phải có một cơ hàm rất khỏe và là người có tập luyện khí công.

Đặc biệt, loại lựu đạn của Nga thậm chí còn khó rút chốt bằng răng hơn. Sau này, có nhiều loại lựu đạn với cơ chế rút chốt phức tạp hơn ví dụ như SFG87 của Singapore phải xoắn trước khi rút chốt. Chính bởi vậy, việc rút chốt không hề đơn giản như trong phim. Hơn hết nếu đôi tay vẫn còn lành lặn thì việc rút chốt an toàn lựu đạn bằng tay vẫn là hiệu quả nhất trong chiến đấu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
16 điều thú vị về Vatican

16 điều thú vị về Vatican

Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News