Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Chúng ta cần huyết thanh bò để tạo ra thịt nhân tạo, vậy suy cho cùng vẫn phải nuôi bò.

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ. Hơn 100 năm sau, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lại phải tổ chức một cuộc họp công khai về thịt nhân tạo, loại thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Câu hỏi lúc này là chúng có nên được gọi là "thịt" hay không?

Thịt nhân tạo đang thu hút sự chú ý, nhưng nó không chỉ là sản phẩm duy nhất phải đương đầu với những tranh luận kiểu này. Nhiều nhà nghiên cứu đang sử dụng công nghệ sinh học tổng hợp để tạo ra hương và nước hoa phi tự nhiên, theo Christina Agapakis, một nhà sinh vật học, đồng thời là giám đốc sáng tạo của Ginkgo Bioworks.

Gingko là một công ty sinh học tổng hợp có trụ sở ở Boston. Họ không trực tiếp chế tạo thịt nhân tạo, nhưng các nhà khoa học của Gingko đã thiết kế được các vi sinh vật tiết ra nước hoa và thực phẩm.

Trang The Verge đã có cuộc phỏng vấn với giám đốc sáng tạo của họ về thực trạng mà thịt nhân tạo đang phải đối mặt, mối liên hệ giữa sinh học tổng hợp với sự phát triển bền vững, và tương lai của thực phẩm:

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?
Christina Agapakis, giám đốc sáng tạo của Ginkgo Bioworks.

Có vẻ như cuộc thảo luận về việc phải dán nhãn phân biệt các loại thực phẩm tổng hợp sẽ có ảnh hưởng vượt ra bên ngoài phạm vi thịt nhân tạo. Đâu là những điểm tương đồng mà cô thấy trong lĩnh vực sinh học tổng hợp nói chung?

Chắc chắn có một cuộc tranh luận còn lớn hơn vấn đề thịt nhân tạo. Ví dụ, vi sinh vật biến đổi gene: là những vi khuẩn tự nhiên hay nhân tạo? Về mặt pháp lý, chúng được dán nhãn là "tự nhiên" bởi vì chúng có nguồn gốc từ thực vật. Nhưng chắc chắn vẫn tồn tại một sự nhập nhằng nào đó ở đây.

Một sản phẩm nào đó được sản xuất từ vi khuẩn biến đổi gene, nó vẫn có thể được gọi là chế phẩm sinh học. Nhưng hầu hết mọi người sẽ không nghĩ nó là "tự nhiên" nữa. Những cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra, và nó thậm chí còn lớn hơn 100 năm về trước khi mọi người tự hỏi liệu bơ thực vật có phải là bơ thật thay không.

Vấn đề là, người tiêu dùng quan tâm đến cách mọi thứ được làm ra như thế nào. Luôn có lý do để một thứ nào đó được tạo ra bằng sinh học tổng hợp. Đối với nhiều sản phẩm, sinh học tổng hợp là một cách bền vững và đạo đức hơn để tạo ra chúng.

Cô có thể cho tôi một ví dụ về cách sinh học tổng hợp làm ra một thứ gì đó bền vững hơn không?

Ví dụ: nếu bạn muốn tạo ra đủ hương hoa hồng tự nhiên để cho vào bột giặt, bạn sẽ cần nhiều đất hơn trên Trái Đất để trồng hoa hồng. Vì vậy, trên một khía cạnh nào đó, khi bạn có thể làm ra những hợp chất và chế phẩm lên men có hương hoa hồng, nó sẽ làm giúp giảm chi phí đất và môi trường để trồng ra được những thành phần đặc biệt ấy.

Không chỉ hoa hồng, bạn còn có thể áp dụng nó với những loài cây quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng như gỗ đàn hương, thứ thường được dùng làm nước hoa. Do đó, chúng tôi muốn mọi người biết rằng có những thứ đang được tạo ra theo cách bền vững hơn. Ít nhất, tại Gingko, chúng tôi ủng hộ việc ghi nhãn GMO và ghi nhãn cụ thể cho tất cả các thành phần này.

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?
Sinh học tổng hợp có thể trở thành phương pháp sản xuất bền vững và đạo đức hơn.

Dán nhãn GMO là một việc gây tranh cãi phải không? Sợ rằng mọi người sẽ hiểu lầm và không mua nó?

Đúng vậy, nhưng tôi không nghĩ đó là nỗi sợ hãi có thực. Đã có một bài báo gần đây chỉ ra việc ghi nhãn GMO khiến mọi người ít phản đối nó hơn. Tôi nghĩ việc dán nhãn đã giới hạn nỗi sợ của mọi người. Bạn biết đấy: "Nếu bạn giấu thứ gì đó khỏi tôi, nó phải là thứ gì đó xấu xa".

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy việc dán nhãn GMO không ảnh hưởng đến doanh thu của sản phẩm.

Và khi đề cập đến thịt nhân tạo, toàn bộ vấn đề là phải nói cho người tiêu dùng biết đó là thịt nhân tạo đúng không? Hãy cho mọi người biết thịt nhân tạo được làm ra như thế nào và thịt truyền thống cũng vậy.

Còn ngay lúc này, vẫn còn quá sớm để tranh luận rằng thịt nhân tạo nên được dán nhãn hay không, so với việc công nghệ đã đủ để sản xuất thịt nhân tạo tung ta thị trường hay chưa.

Có rất nhiều tranh cãi đã xảy ra, nhưng thịt nhân tạo vẫn chưa được tung ra thị trường.

Tôi không nghĩ rằng thịt nhân tạo đang tiếp cận được mức chi phí sản xuất đủ thấp để được đưa ra thị trường cạnh tranh với thịt thật. Quá trình tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm rất tốn kém. Các nhà khoa học vẫn phải nhân bản mô và tạo ra từng miếng từng miếng một.

Cũng có những vấn đề kỹ thuật chưa thể giải quyết được. Chẳng hạn, nếu bạn tạo ra một miếng bít tết, bạn phải cho cơ bắp "tập thể dục" theo cách nào đó. Bạn không thể chỉ nuôi mô thịt rồi nó sẽ có kết cấu giống với cơ được tập luyện. Cho nên mọi người vẫn chưa thể có miếng bít tết nào để mà nói chuyện hay tranh luận. Những gì bạn có thể làm được ở thời điểm này rất hạn chế.

Để nuôi được thịt nhân tạo, phần lớn chi phí sẽ phải tiêu tốn cho nhân công. Và sau đó là chi phí huyết thanh và các vật liệu khác để phát triển thịt nhân tạo cũng không nhỏ. Huyết thanh là sự trớ trêu của thịt nhân tạo ngày nay, phải không?

Tôi không thấy một phương pháp nuôi cấy thịt nào không sử dụng huyết thanh, và huyết thanh phải được lấy từ những con bò bị giết mổ. Vì vậy, thịt nhân tạo suy cho cùng vẫn là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chăn nuôi.

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?
Thịt nhân tạo suy cho cùng vẫn là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chăn nuôi.

Nói chung, các dự án sinh học tổng hợp sẽ phải đối mặt với thách thức nào để thương mại hóa và có mặt trên thị trường?

Mỗi dự án [sinh học tổng hợp] sẽ có những thách thức kỹ thuật riêng. Một trong những vấn đề lớn nhất là cạnh tranh với những sản phẩm truyền thống chúng đang cố gắng thay thế.

Hãy nghĩ về nhiên liệu sinh học. Chúng phải đối mặt với thách thức lớn vì giá dầu hiện nay vẫn quá thấp. Tương tự như vậy, thịt nuôi cấy sẽ có một thách thức cực kỳ lớn. Thịt thật bây giờ cũng rất rẻ.

Trong lĩnh vực sinh học tổng hợp và tương lai của thực phẩm, không có gì có thể xảy ra trong một sớm một chiều. Cũng không có gì là chắc chắn cả. Lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển nhưng muốn vậy phải có những thay đổi, và những cuộc tranh luận của chúng ta bây giờ sẽ tác động đến thay đổi đó.

Tôi hy vọng mọi người sẽ đi đến được một thống nhất chung rằng cần có sự minh bạch với các loại thực phẩm tổng hợp, kiểu như "Hãy để tôi kể cho bạn mọi thứ về cách chúng ta làm ra thịt, cả thịt từ phòng thí nghiệm và trong lò giết mổ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News