Linh dương đầu bò kiên cường chống chọi với 5 con báo Gepa và cái kết
Đoạn video ghi lại cảnh 5 con báo săn (hay còn gọi là báo gepa) đồng thời đuổi theo và tấn công con linh dương khiến nó khó lòng chạy thoát.
Báo gepa là loài hoạt động đơn độc và rất ít khi săn mồi theo bầy. Thế nhưng đoạn video dưới đây đã ghi lại cảnh tượng hiếm gặp, khi không chỉ 1, mà tới 5 con báo săn cùng tổ chức đi săn một cách bài bản, khiến chúng ta liên tưởng đến "người anh em" sư tử của chúng.
Đoạn video bắt đầu với cảnh 5 con báo gepa cùng nhau rình rập, rồi bất chợt tấn công bầy linh dương đầu bò đang mải mê gặm cỏ trên thảo nguyên.
Mục tiêu được chúng xác định là một con linh dương mới lớn, chưa trưởng thành. Vì thế, con linh dương sẽ khó có cơ hội bỏ chạy, cũng như chống đỡ trước những kẻ đi săn khát máu.
Bằng tốc độ cực nhanh, báo nhanh chóng tiếp cận và vồ lấy con mồi từ phía sau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nếu chỉ có một mình, nó khá vất vả để kiểm soát con mồi.
Thậm chí, con linh dương này còn xoay sở để đá cho báo văng ra phía sau, trước khi nó tiếp tục tháo chạy.
Chứng kiến "đồng đội" gặp khó, những con báo trong bầy liền lao tới và trợ giúp. Chúng thay nhau rượt đuổi linh dương, rồi cùng nhau níu lên con mồi, khiến nó không còn đường thoát.
Sau ít phút, linh dương đầu bò đành bỏ cuộc và trở thành bữa ăn cho những con báo săn háu đói.
Có số lượng vượt trội, song những con báo gepa khá vất vả mới hạ gục được con mồi.
Cùng họ Mèo, song báo gepa có kích thước và dáng vẻ nhỏ hơn nhiều so với 4 loài mèo lớn còn lại (bao gồm: hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai).
Trong khi đa số các loài họ Mèo phát triển về cơ bắp và khả năng áp chế con mồi, thì báo gepa có cấu trúc cơ thể hoàn toàn trái ngược với thân hình thon dài, phần đầu nhỏ, gọn, mõm ngắn, chỉ phù hợp với khả năng di chuyển và đuổi bắt ở tốc độ cực cao. Vận tốc tối đa mà chúng có thể đạt được lên tới 120km/h.
Chúng là loài họ Mèo duy nhất có các móng không co lại được. Cơ chế này giúp chúng luôn dùng móng để bám chặt vào đất, với vai trò như đinh ở giày của các vận động viên điền kinh, tạo nên một lực đẩy bổ sung rất đáng kể.
Đuôi của báo gepa cũng dài hơn những loài họ Mèo và rất khỏe, giúp chúng giữ được thăng bằng khi đang rượt đuổi với con mồi ở tốc độ cao.
Tuy vậy, khi cần tới những cuộc chiến tay đôi, báo gepa thường không đủ khỏe và lực cắn để kết liễu, ngay cả khi kẻ địch là những con mồi lớn, chứ chưa kể đến những mãnh thú to khỏe.
Với lối sống đơn độc, báo săn cũng không có nhiều cơ hội trước những động vật săn mồi theo đàn như chó hoang châu Phi hoặc không thể cản nổi đàn kền kền đông đúc sà vào cướp miếng mồi của nó.
Chính bởi những điểm yếu này, nên trong khi những động vật săn mồi như sư tử và linh cẩu có thể phát triển rất mạnh, thì báo săn lại không. Theo thống kê, chúng đã giảm tới 90% số lượng quần thể trong khoảng 100 năm qua.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này
"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
