Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn

Cố nuốt chửng con linh dương cực lớn, trăn đá châu Phi đã phải nhận kết đắng khi bị sừng của con mồi đâm thủng họng.

Sự việc được ghi lại tại Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.

Trong clip, một con trăn đá châu Phi đang cố nuốt trọn một con linh dương hoẵng sau khi đã siết chết con vật này. Tuy nhiên, trong quá trình nuốt mồi, con trăn đá châu Phi đã gặp phải một tai nạn khá hi hữu khi bị cặp sừng của linh dương đâm thủng vòm họng.

Do bị mắc kẹt, con trăn không thể tiếp tục nuốt cũng như nhả con mồi. Sau một thời gian quằn quại vì đau đớn, con trăn cuối cùng cũng thoát ra khỏi cặp sừng của linh dương và bò vào bụi rậm để chạy trốn.

Với vết thương nghiêm trọng này, nhiều khả năng nó sẽ gặp không ít khó khăn trong việc săn mồi. Ít nhất, con trăn cũng phải chờ đến khi vết thương liền lại mới có thể tiếp tục đi kiếm mồi.

Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn
Do bị mắc kẹt, con trăn không thể tiếp tục nuốt cũng như nhả con mồi.

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Giống như các loài trăn khác, trăn đá châu Phi không có độc và chúng giết con mồi bằng cách quấn chết. Sau khi tấn công con mồi bằng cú đớp mạnh, nó cuộn thân giết chết con mồi.

Trăn đá châu Phi không phải loài lớn nhất trong họ nhà trăn, nhưng chúng ăn được những con mồi rất lớn. Món ăn sở thích của nó là những loài động vật gặm nhấm lớn, khỉ, linh dương, gia cầm, chó, dê, cừu. Mặc dù ở lục địa khô cằn, nhưng đã có vô số hình ảnh ghi lại được cảnh chúng nuốt chửng một con cá sấu ở đầm lầy.

Trăn đá châu Phi được coi là loài ham mồi và rất hung dữ. Chúng thường xuyên tấn công cả con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Con trăn anaconda khổng lồ do nuốt con mồi quá lớn, bị mắc kẹt tại một nhánh sông ở tây nam Brazil đã được giải cứu.

Đăng ngày: 05/12/2021
Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Rắn không thể đào hang, nhưng đôi khi chúng có thể chui xuống lớp đất mềm, tơi xốp hoặc cát.

Đăng ngày: 05/12/2021
Các nhà khoa học sốc khi thấy khỉ đầu chó thản nhiên ăn thịt linh dương con

Các nhà khoa học sốc khi thấy khỉ đầu chó thản nhiên ăn thịt linh dương con

Không chỉ sư tử, linh cẩu mà ngay cả khỉ đầu chó cũng là mối đe dọa thường trực với linh dương.

Đăng ngày: 04/12/2021
Người đàn ông bất ngờ bị con trăn

Người đàn ông bất ngờ bị con trăn "khủng" cắn thẳng vào mặt, quá trình giải cứu căng thẳng tột độ

Mới đây mạng xã hội xôn xao trước vụ động vật tấn công con người khiến tất cả không khỏi hoang mang sợ hãi.

Đăng ngày: 04/12/2021
Khỉ tuyết bắt cá để sống sót qua mùa đông

Khỉ tuyết bắt cá để sống sót qua mùa đông

Khỉ tuyết sống ở một trong những khu vực lạnh nhất thế giới sống sót bằng cách bắt các loài cá như cá hồi nâu trên sông suối.

Đăng ngày: 03/12/2021

"Quái vật" trên sông Amazon có thể ngửi được 1 giọt máu trong 200 lít nước, dân bản địa không dám đụng!

Nếu như con sông dài nhất thế giới là sông Nile ở châu Phi, thì sông lớn nhất thế giới là sông Amazon - con sông này có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới.

Đăng ngày: 03/12/2021
Chú rùa nhỏ

Chú rùa nhỏ "tuổi trẻ tài cao", dám đuổi cặp sư tử khỏi lãnh thổ

Con rùa nhỏ trong bài viết có cách biểu đạt riêng của mình để nhắn nhủ đến những kẻ xâm lược rằng chúng không hề được hoan nghênh ở khu vực này.

Đăng ngày: 02/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News