Linh dương đầu bò sống với ngọn lao mắc kẹt bên sườn
Trong mùa di cư, linh dương đầu bò bị người Masai tấn công và may mắn chỉ bị ngọn lao đâm xuyên da.
Linh dương đầu bò bị ngọn lao đâm xuyên da. (Ảnh: Stuart Porter)
Nhiếp ảnh gia Stuart Porter chụp ảnh một con linh dương đầu bò đặc biệt trong chuyến tham quan ở Ndutu, Tanzania, vào thời điểm chúng di cư, Latest Sightings hôm 16/7 đưa tin. "Con linh dương đầu bò này trông như đang mang theo một ngọn lao bên mình. Nhưng thực tế, nó là con vật may mắn thoát khỏi một cuộc tấn công. Nơi này thường xảy ra xung đột giữa con người với động vật hoang dã khi linh dương đầu bò di cư hàng loạt", Porter cho biết.
Người Masai khó chịu với linh dương đầu bò trong mùa di cư vì chúng xâm phạm khu vực chăn thả của họ. Chúng ăn một lượng lớn cỏ mà người Masai cần cho gia súc của mình. Ngoài ra, linh dương đầu bò sẽ sinh nhiều con trong chuyến di cư. Trong quá trình này, những thứ còn lại sau sinh - vốn độc hại với gia súc - sẽ dính đầy trên mặt đất.
"Đây là một vài lý do khiến người Masai xua đuổi, thậm chí giết chết những con linh dương đầu bò đến quá gần đàn gia súc. Con linh dương đầu bò này đã gặp may. Ngọn lao của người Masai không đâm sâu. Nó chỉ xuyên qua lớp da đầu tiên và mắc kẹt ở đó", Porter giải thích.
Linh dương đầu bò (Connochaetes) là động vật bản địa của châu Phi. Trong tự nhiên, kẻ thù chính của chúng là sư tử, linh cẩu, báo săn, báo hoa mai và cá sấu. Chúng ăn cỏ và thường đi theo đàn, nhiều khi kết hợp với ngựa vằn thành nhóm lớn.
Những đàn đông nhất tập trung ở vùng Serengeti thuộc Tanzania và Kenya. Ở nơi này, số lượng linh dương đầu bò di cư lên đến hơn 1 triệu con. Cùng với hàng trăm nghìn con linh dương gazelle và ngựa vằn, hành trình của chúng nằm trong số những cuộc di cư lớn nhất của động vật trên đất liền.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.
