Linh dương nhảy xuống nước vẫn không thoát khỏi "nữ hoàng thảo nguyên"
Linh dương đón nhận cái kết không có hậu sau khi nó bị truy đuổi tận cùng bởi loài động vật máu lạnh tàn nhẫn.
Trong tự nhiên, không phải lúc nào tốc độ cũng là yếu tố quyết định. Đôi khi chỉ vì mắc một sai lầm, con vật có thể bỏ mạng bởi kẻ đi săn, hoặc rơi vào thế bất lợi.
Linh dương nhảy xuống nước vẫn không thoát khỏi tay "nữ hoàng thảo nguyên". (Video: Maasai Sightings).
Trong đoạn video được quay tại Khu bảo tồn Quốc gia Kruger (Nam Phi), có thể thấy một con linh dương dù sở hữu tốc độ vượt trội, nhưng rốt cuộc vẫn bị những con linh cẩu truy đuổi phía sau bắt được.
Nguyên nhân là bởi nó quyết định lao xuống một hồ nước nhỏ, thay vì tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Có lẽ, con linh dương cho rằng hành động này sẽ khiến những kẻ đi săn bỏ cuộc.
Tuy nhiên, những diễn biến tiếp theo đã xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Với bản tính liều lĩnh và tham lam, linh cẩu không dễ từ bỏ con mồi. Đặc biệt, sự tinh quái của linh cẩu được thể hiện khi nó phát hiện thấy con mồi vừa phạm phải một sai lầm chí tử.
Quả thực, việc lao xuống hồ nước đã khiến linh dương đánh mất toàn bộ lợi thế về tốc độ của mình. Trong khi đó, linh cẩu chỉ đơn giản là chạy men theo hồ nước một quãng, rồi bơi theo con mồi khi nó tỏ ra kiệt sức.
Quyết định sai lầm của linh dương khiến nó bị kẻ địch tóm gọn. Trong khi đó, sự kiên trì đeo bám con mồi của linh cẩu đã tưởng thưởng cho nó một bữa ăn thịnh soạn.
Được mệnh danh là "nữ hoàng của thảo nguyên", linh cẩu thuộc nhóm những loài thú đi săn đáng sợ bậc nhất ở đồng cỏ châu Phi, và có lẽ chỉ đứng sau sư tử.
Nhảy xuống hồ là quyết định sai lầm của linh dương khiến nó bị kẻ địch tóm gọn.
Một trong những lý do tên gọi "nữ hoàng của thảo nguyên" được đặt cho loài động vật này là do con đầu đàn của bầy linh cẩu không phải đực, mà là một cá thể cái.
Với sự tinh ranh sẵn có kết hợp với sức mạnh bầy đàn, linh cẩu luôn là mối đe dọa thường trực với các loài động vật khác. Khi đụng độ với chúng, các loài thú sẽ có xu hướng e dè rút lui để bảo toàn tính mạng.
Trong nhiều trường hợp những kẻ săn mồi nhạy bén, tinh ranh này còn chủ động theo sau sư tử, báo..., rồi chiếm lấy thức ăn của chúng để sinh tồn. Nếu xảy ra đụng độ với những con vật này, linh cẩu cũng hiếm khi bỏ mạng bởi bản tính liều lĩnh, hàm răng sắc nhọn và áp đảo đối phương về số lượng.
Ngoài ra, linh cẩu cũng có một số khả năng đặc biệt như biết theo dõi và lợi dụng động vật ăn xác chết như kền kền để xác định vị trí của những cuộc đi săn thành công.
Tuy nhiên, đoạn clip trên cũng cho thấy khi cần, linh cẩu hoàn toàn có thể tự đi săn đơn độc cực kỳ hiệu quả mà không cần phải dựa vào sức mạnh bầy đàn, hay thói quen "ăn chực" của mình.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
