Llươn nhớt - loài vật nhầy nhụa nhất thế giới

Lươn nhớt tiến hóa khả năng sử dụng chất nhầy như cơ chế tự vệ làm nghẽn mang của động vật ăn thịt trong chưa đầy một giây.

Lươn nhớt (Myxinidae) là động vật nhầy nhụa nhất hành tinh. Dịch nhầy do chúng tiết ra có thể kéo giãn gấp 10.000 lần trong 0,4 giây. Cơ chế tự vệ này rất hiệu quả trong việc ngăn chặn động vật ăn thịt như cá mập theo IFL Science.

Llươn nhớt - loài vật nhầy nhụa nhất thế giới
Chất nhầy do lươn nhớt tiết ra khi ngư dân bắt chúng lên khỏi mặt nước. (Ảnh: Flickr).

Chất nhầy của lươn nhớt hình thành khi nước biển tiếp xúc với hai nguyên liệu khác nhau do tuyến nhầy của chúng tiết ra, bao gồm những túi nhầy có thể phình lên nhanh chóng và vỡ ra trong nước, hình thành mạng lưới sợi dính nhớp. Đó là loại sợi mang tên sợi trung gian (IF). Sợi IF chỉ rộng 12 nanomet nhưng dài tới 15cm. Chúng được sắp xếp theo từng bó giống sợi len gọi là sợi cuộn.

Để khám phá bí ẩn về chất nhầy của lươn nhớt, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Illinois xem xét cách tế bào sợi hoạt động khi tiếp xúc với nước biển trong một bài báo công bố năm 2019. Họ nhận thấy sợi cuộn bắt đầu sổ ra trong khoảng thời gian động vật săn mồi tấn công (100 - 400 mili giây). Thời gian này có thể nhanh hơn nếu sợi cuộn gắn vào bề mặt như miệng của động vật săn mồi.

Sợi cuộn có thể mở rộng gấp 10.000 lần kích thước ban đầu, tạo ra mạng lưới sợi mà túi nhầy có thể kết nối để tạo ra một khối chất dính khó đối phó. Việc tiếp xúc với nước biển thúc đẩy quá trình biến đổi bởi nước biển làm tan rã keo protein cố định cuộn sợi, giải phóng năng lượng đàn hồi lưu trữ.

Lươn nhớt là con mồi khó nhằn đối với động vật ăn thịt nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây rắc rối cho con người. Năm 2017, một người phụ nữ lái xe tải chở 3.400kg lươn nhớt. Cảnh sát giao thông ra hiệu cho tài xế dừng xe, nhưng việc phanh gấp khiến thùng chứa lươn nhớt đổ ra đường. Cơ chế tự vệ của lươn nhớt được kích hoạt, tạo thành đống chất nhầy dịch bao phủ mặt đường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Báo thù cho đồng đội, đàn chim sáo trút hết nỗi căm hờn lên người con trăn khổng lồ

Báo thù cho đồng đội, đàn chim sáo trút hết nỗi căm hờn lên người con trăn khổng lồ

" Vinh quang trong thù hận" phiên bản cắt ngắn được đóng bởi những chú chim sáo.

Đăng ngày: 11/04/2023
Chuột khổng lồ ung dung giữa đàn cá sấu: Tự tin không bị kẻ săn mồi thịt bởi các khả năng đặc biệt này!

Chuột khổng lồ ung dung giữa đàn cá sấu: Tự tin không bị kẻ săn mồi thịt bởi các khả năng đặc biệt này!

Một đoạn video ghi lại hình ảnh của một con chuột lang nước thoải mái uống nước giữa hàng trăm con cá sấu đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Đăng ngày: 11/04/2023
Loài hươu sở hữu gương mặt đáng sợ như quái vật ngoài hành tinh

Loài hươu sở hữu gương mặt đáng sợ như quái vật ngoài hành tinh

Hươu, nai thường gắn liền với hình ảnh loài động vật đáng yêu, tuy nhiên, có một loài hươu lại sở hữu gương mặt đáng sợ giống như quái vật ngoài hành tinh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 10/04/2023
Cá sấu

Cá sấu "quăng quật" trước khi ăn thịt trăn Miến Điện

Katrina Boychew, người phụ nữ sống tại bang Florida, tới thăm Everglades vào cuối tháng 3 và bắt gặp cá sấu đang chơi đùa với con mồi, trăn Miến Điện.

Đăng ngày: 10/04/2023
Nhện cái giả chết để con đực khỏi lo bị ăn thịt

Nhện cái giả chết để con đực khỏi lo bị ăn thịt

Nhện dệt phễu cái thực hiện hành vi kỳ lạ để ghép đôi, đó là nằm im như chết trong quá trình giao phối để con đực đỡ lo bị ăn thịt hơn sau khi xong chuyện.

Đăng ngày: 09/04/2023
New Zealand muốn dùng virus truy sát thỏ hoang

New Zealand muốn dùng virus truy sát thỏ hoang

Lễ Phục sinh là dịp để New Zealand xóa sổ những con thỏ hoang gây hại, nhưng lệnh cấm năm nay khiến người dân phải cân nhắc sử dụng virus để hạn chế sự bùng nổ của thỏ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Trung Quốc tạo ra phôi khỉ mà không cần tới trứng và tinh trùng, 3 con khỉ cái đã mang thai nhờ đó

Trung Quốc tạo ra phôi khỉ mà không cần tới trứng và tinh trùng, 3 con khỉ cái đã mang thai nhờ đó

Các nhà khoa học tạo ra phôi khỉ này chính là những người đã nhân bản vô tính hai con khỉ đầu tiên vào năm 2018 bằng kỹ thuật chuyển giao hạt nhân tế bào soma.

Đăng ngày: 07/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News