Lộ diện hành tinh siêu kỳ dị, tưởng chỉ có trong thần thoại
Hiện hành tinh đang giữ kỷ lục lớn nhất và nhẹ nhất từng được tìm thấy.
Nằm cách Trái đất 1.232 năm ánh sáng, các nhà khoa học gọi hành tinh WASP-193b là "một trong những điều kỳ lạ nhất" của vũ trụ. Đó là một thế giới gần như toàn bằng mây.
Theo nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà thiên văn Khalid Barkaoui từ Đại học Liege (Bỉ), có thể tưởng tượng WASP-193 như một quả bóng mây hoặc một chiếc kẹo bông khổng lồ.
Nó có kích thước lớn hơn hành tinh vĩ đại nhất Hệ Mặt trời là sao Mộc tới 50% nhưng khối lượng chỉ bằng... 0,139 lần.
Hành tinh kẹo bông WASP-193b - (Ảnh đồ họa từ NASA).
Từ kích thước của hành tinh này, các nhà khoa học suy ra mật độ của nó chỉ là 0,059 g/cm3, so với Trái đất (5,51 g/cm3) thì nhẹ hơn cả trăm lần. Con số nêu trên tương đương với 1/7 khối lượng sao Mộc. Phải nói thêm, sao Mộc có kích cỡ lớn hơn Trái đất 50 lần, nhưng mật độ vật chất chỉ khoảng 1% Trái đất.
Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu kết luận nó thực sự là một hành tinh mây, gần như làm toàn bằng mây, có thể kèm một lõi thật nhỏ ở giữa.
Trước đó, một số hành tinh siêu nhẹ đã được tìm thấy nhưng tình trạng đó chỉ là ngắn hạn, khi ngôi sao mẹ của nó còn trẻ và chỉ vài chục triệu năm tuổi, nên quá nóng và khiến bầu khí quyển hành tinh gần nó căng phồng lên.
WASP-193b gần sao mẹ thật, một ngôi sao giống với Mặt trời, có kích thước và nhiệt độ xấp xỉ. Nó quay quanh sao mẹ mỗi 6,25 ngày, tức rất gần.
Nhưng có điều, theo các lý thuyết và mô hình đã được chứng minh thực tế bởi các hành tinh bị căng phồng khác, sau vài triệu đến vài chục triệu năm căng phồng, hành tinh này lẽ ra phải bị sao mẹ tước bỏ toàn bộ khí quyển và trở thành một viên đá nhỏ bé.
Điều vô lý nằm ở chỗ ngôi sao mẹ WASP-193 của "hành tinh kẹo bông" này đã 6 tỉ năm tuổi, tức tuổi của WASP-193b cũng xấp xỉ.
“WASP-193b là hành tinh có mật độ thấp thứ hai từng được phát hiện, xếp sau Kepler-51d vốn có kích cỡ nhỏ hơn nhiều”, ông Khalid Barkaoui cho hay. “Chúng tôi không thể tái hiện một hành tinh khí khổng lồ với mật độ vật chất thấp như vậy trong môi trường giả lập”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng WASP-193b được cấu thành từ hydro và heli tương tự một số hành tinh khí khổng lồ khác, tuy nhiên họ chưa rõ tại sao kích cỡ của WASP-193b lại lớn tới vậy.
Đó là câu đố mà nhóm khoa học gia chưa thể giải đáp được, nhưng họ tin rằng khi kính viễn vọng không gian James Webb mạnh nhất thế giới nhắm vào WASP-139b, nó sẽ giúp cung cấp dữ liệu chi tiết hơn và đem đến câu trả lời được mong đợi.
Dù cho câu trả lời là như thế nào, "hành tinh kẹo bông" này là một phát hiện độc đáo và thú vị, cho thấy sự đa dạng khó tin của thế giới các hành tinh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.
