Lộ diện người chạy marathon nhanh nhất trên quỹ đạo

Ngày 24/4, phi hành gia người Anh Tim Peake đã lập kỷ lục chạy marathon nhanh nhất trong vũ trụ, sau khi dùng vật nặng cột vào người để thoát khỏi tình trạng phi trọng lượng và chạy trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trong cùng thời điểm dưới mặt đất có hàng nghìn người tham dự giải chạy London Marathon ở thủ đô nước Anh.

Theo thông tin trên trang web của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, ​Peake là người thứ hai thực hiện trọn vẹn​ một cuộc chạy marathon trong vũ trụ. Trước anh, phi hành gia người Mỹ Sunita Williams cũng tham gia giải chạy Boston Marathon trên ISS năm 2007 và hoàn thành chặng đua sau 4 giờ 23 phút 10 giây.

Nhưng Peake - phi hành gia người Anh đầu tiên có mặt trên ISS - đã xuất sắc vượt qua kỷ lục này với thành tích ấn tượng 3 giờ 35 phút 21 giây và chính thức được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người chạy marathon nhanh nhất trên quỹ đạo.


Phi hành gia người Anh Tim Peake. (Nguồn: bbc.co.uk).

Trước đó, phi hành gia 44 tuổi này đã bắt đầu cuộc chạy đua đặc biệt trên bằng cách tiến hành đếm ngược trong một tin nhắn thoại, tại thời điểm các vận động viên khác đang ở tư thế sẵn sàng xuất phát ở thủ đô London.

Sau màn đếm ngược, Peake đã xuất phát cùng thời điểm với các vận động viên tham dự giải chạy London Marathon. Điểm khác biệt duy nhất là anh phải đeo nhiều quả cân nhằm chống lại tình trạng phi trọng lượng trong vũ trụ.

Peake cũng chia sẻ trên trạng mạng xã hội rằng khi anh chạy 42km trên ISS thì trạm vũ trụ này đã di chuyển qua một quãng đường khoảng 100.000km.

Để thực hiện hoạt động đặc biệt này, trước đó Peake còn phải trải qua một chế độ luyện tập đặc biệt trên ISS và tất cả các thông số về sự vận động của cơ thể được ghi lại trong một chiếc iPad.

Trở lại với sự kiện tại thủ đô London diễn ra cùng thời điểm, hơn 39.000 người cũng đã hoàn thành cuộc đua London Marathon, xác lập kỷ lục số lượng người tham dự đông nhất từ trước đến nay, đồng thời đánh dấu dịp kỷ niệm lần thứ 36 diễn ra hoạt động cộng đồng có ý nghĩa này.

Tuy chưa thể xô đổ một kỷ lục được lập ra trước đó, nhưng với thành tích 2 giờ 3 phút 5 giây, vận động viên người Kenya Eliud Kipchoge đã xuất sắc đoạt chức vô địch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News