Lộ diện siêu Trái đất có thể ở được rất gần chúng ta

Một hành tinh mới đã lộ diện trong hệ sao đôi Gliese 338, chỉ cách chúng ta 20,7 năm ánh sáng. Đó là một siêu Trái đất nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.

Hệ thống sao Gliese 338 ước tỉnh khoảng 1 tỉ năm tuổi, bao gồm 2 ngôi sao loại Mo có kích thước khoảng 64-69% khối lượng Mặt trời. 2 ngôi sao tên Gliese 338A và Gliese 338B nằm cách nhau 109 đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn chính là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất. Gliese 338B nhỏ hơn bạn đồng hành của nó một chút.

Lộ diện siêu Trái đất có thể ở được rất gần chúng ta
Ảnh đồ họa mô tả siêu Trái đất mới phát hiện với 2 "Mặt trời".

Nhóm các nhà thiên văn học đứng đầu bởi tiến sĩ Esther González-Álvarez từ Trung tâm Sinh học không gian (Tây Ban Nha) đã dùng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm để truy tìm các hành tinh nhỏ có thể được nuôi dưỡng bởi một trong 2 ngôi sao Gliese 338A và Gliese 338B. Kết quả, họ đã thấy cả một siêu Trái đất quanh quanh Gliese 338B ở khoảng cách 0,14 đơn vị thiên văn, cứ 24,45 ngày Trái đất là đi hết một năm.

Siêu Trái đất mới được đặt tên là Gliese 338Bb, khối lượng gấp 10,3 lần Trái đất và hoàn toàn nằm trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó có thể từ 27 đến 117 độ C, tức có những vùng nhiệt độ phù hợp cho sự sống. Từ siêu Trái đất này có thể nhìn thấy tận 2 "Mặt trời", bao gồm sao mẹ của nó và ngôi sao kề cận Gliese 338A.

Với các tính chất nói trên và khoảng cách 20,7 năm ánh sáng, siêu Trái đất Gliese 338Bb là một trong những hành tinh có thể ở được gần với chúng ta nhất được phát hiện.

Nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics số sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách quan sát vết đen Mặt trời bằng kính viễn vọng

Cách quan sát vết đen Mặt trời bằng kính viễn vọng

Các vết đen Mặt trời thường xuyên được nhìn thấy theo cặp hoặc theo nhóm gồm các cặp của cực đối lập tương ứng với những cụm của các vòng lặp luồng từ trường giao nhau với bề mặt của Mặt trời.

Đăng ngày: 08/04/2020
Tại sao chúng ta chẳng thấy rác vũ trụ trong các bức ảnh chụp Trái đất?

Tại sao chúng ta chẳng thấy rác vũ trụ trong các bức ảnh chụp Trái đất?

Đôi lúc, khi xem một bức ảnh tuyệt đẹp về Trái đất chụp từ ngoài không gian, bạn sẽ tự hỏi rằng “chẳng phải trong không gian có đầy rác hay sao? Tại sao chúng ta chẳng thấy chúng trên quỹ đạo trong các bức ảnh kia?”

Đăng ngày: 07/04/2020
Siêu hố đen đang lớn rất nhanh, khoa học bó tay

Siêu hố đen đang lớn rất nhanh, khoa học bó tay

Dù đã biết các siêu hố đen nặng hơn Mặt Trời hàng tỷ lần và nằm ở tâm của thiên hà, các nhà khoa học vẫn chưa rõ tại sao chúng lớn nhanh đến như vậy.

Đăng ngày: 07/04/2020
Bí ẩn vệt sáng đỏ xuất hiện trên trời 1.400 năm trước

Bí ẩn vệt sáng đỏ xuất hiện trên trời 1.400 năm trước

Các nhà khoa học cho rằng vệt sáng giống đuôi gà lôi xuất hiện năm 620 là cực quang chịu ảnh hưởng của một cơn bão từ mạnh.

Đăng ngày: 06/04/2020
Xây dựng các khu định cư trên Mặt trăng nhờ… nước tiểu

Xây dựng các khu định cư trên Mặt trăng nhờ… nước tiểu

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói rằng các phi hành gia có thể xây dựng các khu định cư trên Mặt trăng nhờ ure có trong nước tiểu của họ.

Đăng ngày: 05/04/2020
Hình ảnh tuyệt đẹp về

Hình ảnh tuyệt đẹp về "khu vườn ươm sao" trên vũ trụ

NASA vừa công bố hình ảnh tuyệt đẹp về Tinh vân Mân Khôi cách Trái đất 5.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 03/04/2020
Choáng váng

Choáng váng "quái vật vũ trụ" bằng 50.000 lần Mặt trời

Lỗ đen quái vật đầy hung hãn mà kính viễn vọng Hubble của NASA vừa phát hiện có thể là liên kết bị thiếu trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Đăng ngày: 03/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News