Phát hiện tình cảnh địa ngục trên siêu Trái đất

Lần đầu tiên, các nhà khoa học Anh đã phát hiện sự dao động nhiệt độ đáng sợ trên một hành tinh đá được gọi là "siêu Trái đất" bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Phát hiện mới về siêu Trái đất

Theo các chuyên gia,siêu trái đất” là các hành tinh giống và có kích thước gấp từ 1 - 10 lần Trái đất. Khả năng quan sát bầu khí quyển cũng như các điều kiện trên bề mặt của các siêu Trái đất được coi là một bước quan trọng giúp con người tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.


Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã quan sát được sự biến thiên nhiệt độ đáng sợ từ 1.000° - 2.700°C trên siêu Trái đất 55 Cancri e. (Ảnh: Daily Mail)

Sử dụng kính viễn vọng không gian Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nhóm nghiên cứu Anh do Đại học Cambridge đứng đầu đã quan sát được sự phát tỏa nhiệt của một siêu Trái đất có ký hiệu 55 Cancri e. Đây là một hành tinh đá đang di chuyển theo quỹ đạo quanh một ngôi sao giống Mặt trời, tọa lạc cách chúng ta 40 năm ánh sáng, trong chòm sao Cự giải.

Siêu Trái đất 55 Cancri e có kích thước gấp đôi và khối lượng gấp 8 lần hành tinh của chúng ta. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện, 55 Cancri e có nhiệt độ thay đổi từ 1.000° - 2.700°C. Họ tin rằng, sự biến thiên nhiệt độ này có thể do các luồng khí và bụi khổng lồ, có thể nóng chảy một phần, thường xuyên bao phủ bề mặt siêu Trái đất.

Các luồng khí và bụi bao phủ 55 Cancri e được cho là có thể bắt nguồn từ hoạt động núi lửa cao bất thường, cao hơn những gì từng quan sát được trên Io, một trong các mặt trăng của sao Mộc và là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh mẽ nhất trong hệ mặt trời.

Là một trong 5 hành tinh quay quanh quỹ đạo của một ngôi sao giống Mặt trời trong chòm sao Cự giải, 55 Cancri e còn ở sát gần sao mẹ đến mức một năm của nó chỉ kéo dài 18 tiếng đồng hồ. Hành tinh này cũng bị thủy triều khóa chặt, đồng nghĩa với việc nó không xoay tròn giống như Trái đất. Thay vào đó, 55 Cancri e có một phía luôn ban ngày và một phía luôn ban đêm vĩnh viễn.

Các quan sát ban đầu cho thấy, 55 Cancri e sở hữu nguồn cácbon dồi dào, ám chỉ hành tinh này có cấu tạo từ kim cương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News