Siêu Trái đất sát hệ mặt trời?

Ngôi sao láng giềng gần nhất của mặt trời có thể đang chứa một hành tinh có sự sống tiến hóa hơn Trái đất, với các hòn đảo trên bề mặt, những vùng biển cạn và thềm biển thoải dốc.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học McMaster (Canada) đã tiến hành cuộc phân tích chi tiết về những điều kiện cho phép một hành tinh hỗ trợ sự sống sinh sôi.

Kết quả cho thấy Alpha Centauri B, ngôi sao gần mặt trời nhất, là ứng viên hoàn hảo để sở hữu một hành tinh đủ sức dung dưỡng cho sinh vật phát triển.


Alpha Centauri B nhiều khả năng đang sở hữu hành tinh siêu Trái đất - (Ảnh: European Southern Observatory)

Trong khi hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng những nơi phù hợp nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất là những hành tinh có kích cỡ như Trái đất, xoay quanh những ngôi sao giống mặt trời, những mô hình săn lùng anh em song sinh của địa cầu chỉ cân nhắc một vài yếu tố, chẳng hạn như kích thước hành tinh và khoảng cách với sao trung tâm.

Tuy nhiên, chưa ai đặt ra câu hỏi rằng liệu vũ trụ đang tồn tại những thế giới hoàn toàn khác Trái đất, nhưng vẫn đủ sức tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển, theo trang tin NewScientist.com dẫn lời chuyên gia Rene Heller.

Heller và đồng sự đã phân tích một nhóm các yếu tố khác, bao gồm trọng lực của hành tinh, tuổi tác và cấu trúc của chúng, để cân nhắc khả năng về sự hiện diện của một hành tinh có thể ở được.

Từ đó, họ phát hiện môi trường cho phép sự sống dễ dàng sinh sôi có thể là một thế giới có kích thước nhỉnh hơn Trái đất, đang xoay quanh một ngôi sao cam nhỏ hơn mặt trời, như Alpha Centauri B chẳng hạn.

“Bạn sẽ muốn có một ngôi sao đủ sức duy trì hành tinh ở khoảng cách phù hợp cho sự sống trong vòng 7 đến 10 tỉ năm”, đủ thời gian để các hệ sinh thái đạt được trạng thái tối ưu để sự sống phát triển mạnh, theo chuyên gia Heller.

Alpha Centauri B khoảng 6 tỉ năm tuổi, có nghĩa là cuộc sống trên hành tinh xoay quanh nó (nếu có) đã có sự khởi đầu thuận lợi hơn Trái đất trên con đường tiến hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News