Lò hơi dùng nhiên liệu phụ phẩm
Nhìn những nhiên liệu như than cám xấu, phụ phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, cà phê, hạt điều, mùn cưa…) bị đổ bỏ, TS Nguyễn Thanh Quang trăn trở “phải tìm cách để biến những thứ bỏ đi đó thành nguồn nhiên liệu hữu ích”.
Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, trải qua không ít lần thất bại, năm 2007, tiến sĩ Nguyễn Thanh Quang, nguyên Trưởng bộ môn Kỹ thuật nhiệt cơ sở, khoa Công nghệ nhiệt điện lạnh, ĐH Bách khoa Đà Nẵng (công tác tại TP HCM), chế tạo thành công lò hơi tầng sôi tuần hoàn đốt nhiên liệu xấu. Hiện, lò hơi này được nhiều doanh nghiệp sử dụng, tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sử dụng nhiên liệu từ phế phẩm
Lò hơi sản xuất ra hơi nước cung cấp cho các thiết bị máy móc khác trong dây chuyền sản xuất công nghiệp. Nguyên lý của lò hơi công nghiệp là sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước, tùy theo cấu tạo của loại lò hơi mà nhiên liệu có thể là rắn (củi, than, gỗ), lỏng (dầu FO... ), hoặc khí (gas). Phổ biến ở Việt Nam là lò hơi dùng dầu FO, than đá. Tuy nhiên, dầu FO nhập khẩu có giá thành cao nên rất tốn kém.
Ý tưởng của tiến sĩ Quang là thiết kế lò hơi công nghệ tầng sôi tuần hoàn sử dụng các nhiên liệu xấu (than cám, phụ phẩm nông nghiệp) thay thế dầu FO, than đá nhằm tiết kiệm chi phí. “Do cấu tạo của lò hơi dùng dầu FO và than đá không phù hợp để đốt các nhiên liệu xấu nên phải thiết kế lò tầng sôi mới hoàn toàn. Mặt khác, Việt Nam thời điểm năm 2005 chưa có lò hơi công nghệ này nên tôi bắt đầu nghiên cứu từ số 0”, tiến sĩ Quang nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Quang tại phòng làm việc.
Ròng rã hai năm, nhiều lần hiệu chỉnh, thay đổi kiểu dáng, thiết kế và cuối cùng lò hơi tầng sôi đốt được nhiều loại nhiên liệu và đạt hiệu suất như thiết kế.
Lò hơi công nghệ tầng sôi hoạt động tự động và liên tục gần giống như lò dầu FO: tự động cấp liệu, giữ áp suất, bơm cấp nước, ổn định lớp sôi và chất lượng hơi ổn định, công nhân vận hành thuận tiện, không có thao tác cấp than và lấy xỉ thủ công.
Để đảm bảo tiêu chuẩn khói thải, lò hơi được trang bị hai cấp thu bụi khô và ướt, rửa khói không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ tầng sôi làm giảm lượng khí thải độc hại từ 5 - 6 lần so với sử dụng công nghệ lò hơi cũ.
Giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh
Về lợi ích kinh tế, do sử dụng các loại nhiên liệu xấu, phụ phẩm rẻ tiền nên khi áp dụng lò hơi này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 50% chi phí nhiên liệu so với dùng lò dầu FO.
Mặt khác, do khâu thiết kế, thi công lắp đặt và nguyên vật liệu chế tạo lò hơi trong nước nên chi phí đầu tư ban đầu so với lò hơi tuần hoàn nhập ngoại thấp hơn nhiều lần. Công việc bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết bị cũng rất thuận lợi.
Hình ảnh lò hơi tầng sôi tuần hoàn đốt nhiên liệu xấu của tiến sĩ Quang đang được lắp đặt.
Lò được thiết kế để có thể dùng nhiều loại nhiên liệu như bột gỗ, mùn cưa, than cám, trấu, vỏ điều... nên thuận lợi trong việc thay đổi nhiên liệu. Khi thay đổi nhiên liệu (trừ than) không phải thay đổi thiết bị. Tuổi thọ thiết bị cao do nhiệt độ tối đa trong lò chỉ khoảng 1.000 oC (đối với lò đốt than đá là 1.200-1.300oC).
Hiện, nhiều doanh nghiệp trong cả nước lắp đặt và sử dụng lò hơi tầng sôi đốt nhiên liệu xấu có công suất từ 3 - 40 tấn hơi/giờ, đem lại hiệu quả cao.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
