Lò luyện vàng nguyên thủy trong vũ trụ

Các hố đen nguyên thủy của vũ trụ khi nuốt sao neutron có thể tạo ra nguyên tố nặng hơn sắt như vàng và uranium.

Giới khoa học trước đây cho rằng các nguyên tố nhẹ hơn sắt có thể được tạo ra nhờ phản ứng hợp hạch ở lõi sao hoặc các vụ nổ siêu tân tinh, còn các nguyên tố nặng hơn sắt muốn hình thành cần có các vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ hay sự hợp nhất của hệ hai sao neutron.


Một hố đen nuốt chửng sao neutron. (Ảnh: wikimedia).

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học California ở thành phố San Diego và Los Angeles trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Physical Review Letters tuần này, cho rằng vật chất nặng cũng có thể hình thành khi hố đen nhỏ nguyên thủy của vũ trụ nuốt sao neutron, Register ngày 5/8 đưa tin.

Giáo sư vật lý George Fuller, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết sự kết hợp của hố đen và sao neutron tạo nên một dạng lò luyện sản sinh ra vàng, platinum, uranium và hầu hết các nguyên tố nặng hơn sắt. "Nhiều khả năng những nguyên tố này hình thành trong môi trường giàu neutron", Fuller nói.

Sao neutron là loại sao đặc nhất trong vũ trụ. Ước tính chỉ một muỗng vật chất bề mặt của sao neutron nặng tương đương ba tỷ tấn, gấp 900 lần khối lượng kim tự tháp Giza ở Ai Cập.

Theo Fuller, khi sao neutron bị hút vào hố đen nhỏ, sự tương tác của lực hấp dẫn khiến sao bị hút từ trong ra ngoài, giải phóng vật chất hạt nhân trong quá trình xoay, thu nhỏ. Sự thu nhỏ ở trung tâm sao tăng dần lên. Vật chất bị phân tách được giảm sức ép, nóng lên và có đủ lượng neutron cần thiết để tạo ra nguyên tố nặng hơn sắt.


Hố đen nuốt chửng sao neutron. (Video: YouTube).

Giả thuyết về sự hình thành nhiên liệu hạt nhân trong vũ trụ dựa trên sự tồn tại của các hố đen nhỏ. Tuy nhiên, nhiều nhà thiên văn học tin rằng những hố đen này hình thành sau vụ nổ Big Bang và hiện nằm trong vật chất tối của vũ trụ.

Thep Fuller, sự kiện tạo ra nguyên tố nặng hơn sắt và nhiên liệu hạt nhân này hiếm xảy ra. "Trong 10 thiên hà lùn mới có một thiên hà chứa nhiều nguyên tố nặng", Fuller nói. Đặc điểm này phù hợp với việc các sao neutron hiếm xuất hiện ở trung tâm thiên hà và các thiên hà lùn, nơi được cho có nhiều hố đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News