Lỗ nhật hoa khổng lồ trên Mặt trời có thực sự đáng sợ?
Hình ảnh rõ ràng về một lỗ đen trên Mặt trời có thể khiến nhiều người lo sợ cho tương lai hệ Mặt trời của chúng ta.
Tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA (SDO) đã phát hiện một hố đen đặc biệt lớn bao cả bán cầu bắc Mặt trời. Các lỗ này đã được phát hiện bằng cách sử dụng kính thiên văn quỹ đạo hồi đầu tháng.
Tuy rằng các bức ảnh chụp Mặt trời cho thấy điểm đen khổng lồ có vẻ đáng sợ nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho toàn hệ Mặt trời, nơi Trái đất chúng ta đang tồn tại. Các hố trong bầu khí quyển của mặt trời như vậy là một đặc điểm thường xuyên, tần suất phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Chúng được các nhà khoa học gọi là lỗ Coronal (lỗ nhật hoa), xuất hiện ở vầng hào quang của hành tinh này.
Những hố đen kia là lỗ Coronal, xuất hiện khi từ trường Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển
Khi từ trường của Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển thay vì được giữ lại, tạo ra những cơn gió tốc độ cao, khiến cho một vùng khí quyển của Mặt Trời mở ra để cho những dòng chảy phân tử thoát ra ngoài; ánh sáng nơi này cũng bị mờ đi, tạo nên vùng tối.
Mặt khác, chúng ta không thể nhìn thấy được màu sắc của khu vực này vì chúng có bước sóng cực tím 193 angstrom - một loại ánh sáng vô hình với mắt người thường.
Những cơn gió Mặt trời có thể tương tác với từ trường của Trái đất, tạo ra cơn bão địa từ - một loại năng lượng như pin trên khắp hành tinh và khiến năng lượng từ trường thay đổi. Bão từ cũng gây ra hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất.
Tuy tạo ra bão địa từ, hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất nhưng năng lượng từ trường của Mặt trời không gây ảnh hưởng nhiều đến hành tinh xanh
NASA đã phóng tàu vũ trụ SDO với hi vọng nó sẽ giúp con người hiểu những nguyên nhân của sự biến đổi năng lượng Mặt trời và tác động của nó đối với Trái đất. Mục tiêu của SDO là nhằm xác định từ trường của Mặt trời được tạo ra và lưu trữ như thế nào, làm thế nào năng lượng từ trường lưu trữ này được chuyển đổi và phát tán.
Hy vọng rằng các kết quả từ SDO có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối về cách gió Mặt trời có thể ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc các vệ tinh gần Trái đất.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
