Lò phản ứng hạt nhân đầu tiên dùng nhiên liệu mới
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân sử dụng nguyên liệu mới là thori, chất có độ phóng xạ thấp, an toàn hơn sử dụng uranium.
Sử dụng thori thay vì uranium trong các lò phản ứng hạt nhân truyền thống có thể là bước đột phá trong ngành năng lượng hạt nhân.
Hiện các quan chức Ấn Độ đang lựa chọn khu vực để xây lò phản ứng hạt nhân dùng loại nhiên liệu này. Đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên sử dụng thori. Theo dự kiến, lò phản ứng sẽ đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này.
Thori rất phong phú và có độ phóng xạ thấp hơn uranium (Ảnh: Guardian)
Sự phát triển của các lò phản ứng thori hoàn toàn khả thi và có thể phát triển với quy mô lớn trong nhiều thập kỷ, là một giấc mơ cho các kỹ sư hạt nhân. Nó góp phần bảo vệ môi trường, thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch. Vì thori có rất nhiều và khai thác nó không tạo ra carbon dioxide.
Ông Ratan Kumar Sinha, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC) tại Mumbai, Ấn Độ nói với Guardian rằng, “việc xây dựng lò hạt nhân này có thể sẽ mất 6 năm để hoàn thiện. Lò được thiết kế có công suất điện 300MW, bằng 1/4 sản lượng điện của nhà máy điện hạt nhân mới ở phía Tây”.
Sản xuất một lò phản ứng thori sẽ là một bước đột phá lớn trong ngành năng lượng. Trước đây Thori là chất có độ phóng xạ trung bình đã được nghiên cứu làm nguồn năng lượng nguyên tử. Nhưng những nghiên cứu đầu đầy hứa hẹn này được thực hiện ở Mỹ trong thập niên 50 và thập niên 60 của thế kỷ XX đã bị bỏ rơi khi uranium được sử dụng.
Không giống như uranium, nhiên liệu lò phản ứng thori không tạo ra chất plutonium để làm vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các chất thải từ các lò phản ứng thori ít nguy hiểm hơn, trường hợp rò rỉ để lại phóng xạ kéo dài ngắn hơn, ở mức hàng trăm năm chứ không phải hàng ngàn năm như uranium.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
