Lò phản ứng hạt nhân trên… xe tải: Cơ hội ghi điểm cho loại năng lượng bị coi là “đầu độc Trái đất”
Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản có kế hoạch phát triển và thương mại hóa các lò phản ứng hạt nhân đủ nhỏ để vận chuyển trên xe tải vào cuối thập kỷ tới. Công ty hy vọng sẽ thu hút được nhu cầu về năng lượng không thải ra carbon.
Với chiều cao 3m và rộng 4m, các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ nặng dưới 40 tấn. Lò phản ứng và thiết bị tạo điện sẽ nằm gọn trong một chiếc xe container. Như thế, lò phản ứng có thể được vận chuyển đến những vùng xa xôi hoặc bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Chúng đủ nhỏ để được chôn dưới đất, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong khám phá không gian.
Các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ nặng dưới 40 tấn.
Các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ có công suất tối đa là 500 kilowatt, tương đương 1/20 công suất của các lò phản ứng hạt nhân thông thường tạo ra hơn 1 gigawatt.
Mitsubishi có kế hoạch thương mại hóa công nghệ này sớm nhất vào thập niên 2030, sau khi nhận được sự chấp thuận của Nhật Bản và các chính phủ khác.
Các lò phản ứng mini sẽ phải được chế tạo an toàn hơn các lò phản ứng thông thường, vì chúng hoạt động gần các khu vực đông dân cư hơn. Lõi lò phản ứng hạt nhân, chất làm mát và tất cả các thiết bị khác sẽ được chứa trong các khoang được đậy kín.
Uranium được làm giàu cao sẽ được sử dụng làm nhiên liệu và không cần thay thế trong khoảng 25 năm. Một khi nhiên liệu được sử dụng hết, toàn bộ lò phản ứng có thể được thu hồi. Các lò phản ứng có thể được lắp đặt dưới lòng đất để giảm rủi ro do thiên tai và khủng bố.
Mitsubishi cũng sẽ giảm nguy cơ xảy ra thảm họa từ chất làm mát. Thay vì chất làm mát dạng lỏng, các lò phản ứng di động sẽ sử dụng vật liệu graphite ở trạng thái rắn có tính dẫn nhiệt cao.
Graphite bao quanh lõi và truyền nhiệt cho hệ thống tạo điện trong quá trình hoạt động bình thường. Nếu có sự cố xảy ra, nhiệt quá cao từ lõi sẽ được làm mát qua môi trường tự nhiên.
Mỗi lò phản ứng siêu nhỏ sẽ tiêu tốn hàng chục triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số 6 tỷ USD hoặc hơn để xây dựng một nhà máy hạt nhân 1,2 gigawatt.
Chi phí để sản xuất 1 kilowatt giờ từ lò phản ứng hạt nhân trên xe tải sẽ cao hơn so với một lò phản ứng thông thường. Nhưng nó sẽ phù hợp với chi phí hiện nay để cung cấp điện cho các hòn đảo bị cô lập. Các lò phản ứng sẽ cho phép vùng sâu vùng xa tiếp cận nguồn năng lượng tiết kiệm không phụ thuộc vào carbon.
Năng lượng hạt nhân vốn bị coi là "đầu độc thế giới" đang được nhìn dưới một ánh mắt khác trong bối cảnh thúc đẩy phi carbon hóa toàn cầu. Năm nay, Liên minh châu Âu đã đưa ra kế hoạch chỉ định điện hạt nhân và khí đốt tự nhiên là các giải pháp năng lượng carbon thấp thay thế.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.
