Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 có thể được đặt tên theo các chòm sao trên trời sau khi đã dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp.

Lo số biến thể vượt 24 chữ cái Hy Lạp, WHO tìm tên mới
Chuyên gia WHO Van Kerkhove (phải) cho biết các biến thể virus mới có thể được đặt tên theo các chòm sao trên trời sau khi dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp - (Ảnh: NEWSHUB/REUTERS).

Trả lời phỏng vấn báo The Telegraph (Anh) cuối tuần trước, tiến sĩ Van Kerkhove, người phụ trách vấn đề kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, cho biết cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc này đang tìm kiếm các tên gọi mới cho các biến thể của virus SARS-CoV-2 để chuẩn bị cho tình huống dùng hết 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.

"Có thể chúng tôi sẽ dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp, nhưng chúng tôi cũng đang tìm kiếm những tên gọi tiếp theo" - bà Van Kerkhove nói.

Tiến sĩ Van Kerkhove cho biết hiện nay tên các chòm sao đang được xem xét. Do đó, có thể trong tương lai sẽ có các biến thể được đặt những cái tên như Orion, Leo, Gemini và Aries.

Bà Van Kerkhove cho biết thêm WHO đang xem xét các đề xuất đặt tên thật kỹ lưỡng để "đảm bảo chúng tôi không khiến bất kỳ ai cảm thấy khó chịu với các tên gọi này".

Chuyên gia WHO cảnh báo các biến thể mới có thể sẽ xuất hiện và chúng có khả năng tránh được những loại vắc xin Covid-19 hiện có. Bà kêu gọi các nước "làm mọi thứ có thể".

Việc đặt tên các biến thể virus theo chữ cái Hy Lạp được thực hiện hồi tháng 5. Theo Đài Sky News, đến nay có 11 biến thể virus đã được đặt tên, trong đó có biến thể Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ), Beta (lần đầu ghi nhận ở Nam Phi) và Alpha (lần đầu được xác định tại Anh).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Thiết bị phát hiện biến chủng nCoV trong nước bọt

Các kỹ sư thiết kế một thiết bị dạng máy tính nhỏ có thể phát hiện nCoV và nhiều biến chủng từ mẫu nước bọt trong vòng một giờ.

Đăng ngày: 08/08/2021
Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Chuyên gia khuyến cáo nhóm đối tượng không nên tiêm vắc xin AstraZeneca

Theo chuyên gia, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, tất cả các trường hợp đều phải được khám sàng lọc trước khi tiêm. Các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng mới được bác sĩ chỉ định tiêm.

Đăng ngày: 07/08/2021
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 06/08/2021
Các nhà khoa học cảnh báo biến thể “Ngày Tận thế” nguy hiểm hơn Delta đang ở phía trước

Các nhà khoa học cảnh báo biến thể “Ngày Tận thế” nguy hiểm hơn Delta đang ở phía trước

Liệu có tồn tại một biến thể Covid-19 " Ngày Tận thế" ngoài kia có thể thoát khỏi vaccine, lan rộng như cháy rừng và khiến ngày càng nhiều bệnh nhân trở nặng hơn hay không?

Đăng ngày: 06/08/2021
19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế

19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo 19 bệnh nền có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất cùng 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 06/08/2021
Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

Các kháng thể đặc biệt này được tìm thấy trên lạc đà Alpaca, có kích thước siêu nhỏ và hứa hẹn mở ra biện pháp mới trong điều trị Covid-19.

Đăng ngày: 05/08/2021
Nguy cơ phát tán virus từ người đã tiêm vaccine và hiểm họa mới từ biến thể Lambda

Nguy cơ phát tán virus từ người đã tiêm vaccine và hiểm họa mới từ biến thể Lambda

Nghiên cứu mới cho thấy người đã tiêm vaccine vẫn có nguy cơ phát tán virus ra cộng đồng, trong khi biến thể Lambda đang cho thấy khả năng lây lan và kháng vaccine đáng lo ngại.

Đăng ngày: 04/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News