Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070

Giới nghiên cứu khoa học cho rằng, lỗ thủng tầng ozone đang dần thu hẹp lại và có thể biến mất vào năm 2070.

>>> Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại

Nghiên cứu trước đây đã cho rằng, lỗ thủng tầng ozone sẽ được chữa lành vào năm 2050. Nhưng mới đây, các nhà khoa học của NASA đã nghiên cứu về nguyên nhân thực sự ngăn cản quá trình hồi phục của tầng ozone và khẳng định, lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070. Lý do của sự chậm trễ này có thể không phải là yếu tố ô nhiễm môi trường như chúng ta vẫn nghĩ mà là sự tác động của thay đổi mô hình gió.

Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070
Cả thế giới đang nỗ lực chung tay bảo vệ tầng Ozone

Tầng ozone (độ cao từ 20 - 30km) có chức năng ngăn cản tia cực tím UV, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Từ thập niên 90, chất làm lạnh chlorofluorocarbons (CFC) đã tạo ra một lỗ thủng lớn ở tầng ozone phía Nam Cực. Nghị định thư Montreal đã được ký kết vào năm 1987 nhằm từng bước loại bỏ việc sử dụng các chất CFC ở các nước.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, tới nay, việc cấm sử dụng CFC vẫn chưa mang lại dấu hiệu tích cực nào cho lớp khí quyển này. Vì vậy, người ta đặt ra câu hỏi, liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường có thực sự sẽ giúp “chữa lành” lớp khí quyển quan trọng này hay không?

Câu trả lời chính xác chỉ có thể được đưa ra vào năm 2025, nhưng nhóm nghiên cứu Aura từ Trung tâm vũ trụ Goddard thuộc NASA tại Greenbelt (Mỹ) cho biết, có thể chính sự biến đổi của hướng gió đã ngăn cản quá trình tái tạo ozone ở cực Nam.

Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070
Lỗ thủng tầng ozone qua các năm (màu xanh dương là vùng bị thủng)

Thông thường, ozone được tạo ra ở vùng nhiệt đới và được gió thổi tới cực Nam. Tuy nhiên, hướng gió thay đổi dần dần qua mỗi năm, dẫn tới tình trạng ozone không được vận chuyển tới vị trí phù hợp và lỗ thủng ở cực Nam phải đợi tới năm 2070 để chữa lành.

Các nhà khoa học cũng đang kiểm tra lại cách đo và đánh giá lỗ thủng ở tầng ozone, vì phương pháp cũ dựa trên mật độ phân tử ozone có thể bỏ lỡ những gì đang thực sự xảy ra trong tầng bình lưu.

Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070
Nam Cực đối mặt với lỗ thủng ozone lớn nhất và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm

Ví dụ, năm 2012, lỗ thủng ozone đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, mặc dù mức độ CFC trong khí quyển không giảm nhiều. Ngược lại, lỗ thủng trong năm 2011 lại có cùng diện tích với năm 2006, mặc dù CFC lại suy giảm đáng kể trong những năm này.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra trong năm 2011, mức độ clo thấp hơn mặc dù kích thước lỗ thủng ozone khá lớn. Sử dụng mô hình máy tính, họ cho thấy điều kiện thời tiết sẽ giảm lượng ozone phía trên Nam Cực, do đó, lỗ hổng lớn là kết quả của việc suy giảm lượng ozone mà gió từ vùng nhiệt đới mang đến khu vực này trong những năm trước đây.

Lỗ thủng tầng ozone có thể được chữa lành vào năm 2070
Có thể chính vấn đề về hướng gió đã làm chậm quá trình tái tạo ozone, chứ không phải lượng CFC như người ta vẫn nghi ngờ

Nhà hóa khí quyển học Susan Strahan từ NASA Goddard cho biết: “Đây không phải là vấn đề của hóa học mà chỉ đơn thuần về khí tượng mà thôi”.

Chính vì vậy, từ giờ cho tới năm 2025, khi kết quả về lỗ thủng tầng ozone được công bố thì mọi thông số đo đạc hàng năm đều nên được cân nhắc về tính chính xác của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News