Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một loài động vật biển mới ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương có chứa rác thải nhựa trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Newcastle, Anh, tìm thấy loài giáp xác thuộc bộ giáp mềm ở rãnh Mariana tại độ sâu khoảng 6.096 m, theo báo cáo công bố đầu tháng 3 trên tạp chí Zootaxa. Rãnh Mariana dài 2.543 km nằm ở phía tây Thái Bình Dương, có độ sâu khoảng 10.973 m. Nhưng ngay cả những động vật sống trong môi trường cực hạn và hẻo lánh này cũng không miễn nhiễm trước tác động của ô nhiễm rác thải nhựa.

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới
Eurythenes plasticus. (Ảnh: Newsweek).

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều mẩu nhựa li ti gọi là vi nhựa trong cơ thể loài động vật giáp mềm chưa biết tới trước đây. Họ phân loại vật liệu này là polyethylene terephthalate (PET), loại nhựa phổ biến được sử dụng rộng rãi trong đóng gói thực phẩm và nước uống. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên cho loài mới là Eurythenes plasticus nhằm nhấn mạnh nhu cầu hành động ngay lập tức để ngăn sự lan tràn của rác thải nhựa dưới đại dương. Theo Alan Jamieson, nhà sinh thái học biển, trưởng nhóm nghiên cứu, E. plasticus là một trong 240 động vật được ghi nhận tiêu hóa nhựa.

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới
Vi nhựa trong bụng của Eurythenes plasticus. (Ảnh: Newsweek).

"Phát hiện là minh chứng cho thấy mức độ ô nhiễm rác thải nhựa. Các loài ở môi trường biển xa xôi đang gánh chịu hậu quả từ hoạt động của con người", Jamieson chia sẻ.

Vi nhựa đang trôi nổi trong các đại dương trên khắp thế giới. Một nghiên cứu năm 2015 phát hiện khoảng 8 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương mỗi năm. Sau khi hòa vào nước, rác thải nhựa có thể phân hủy thành những mẩu nhỏ hơn, cuối cùng biến thành vi nhựa mà động vật biển tiêu hóa thường xuyên. Theo Jamieson, việc tiêu hóa các mẩu nhựa có thể dẫn tới nghẽn ruột và hấp thụ hóa chất độc hại bám vào nhựa trong nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Các nhà khoa học Mỹ ghi lại cảnh tượng bọt biển hắt hơi, hành vi hiếm thấy của động vật sống ở đáy biển sâu.

Đăng ngày: 05/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "vườn san hô" dưới hẻm núi ngầm

Các nhà thám hiểm thuộc Đại học Tây Australia tìm thấy một hệ sinh thái san hô chưa từng được biết đến dưới hẻm núi Bremer sâu hơn 4.000 m.

Đăng ngày: 03/03/2020
Nắng nóng

Nắng nóng "luộc chín" hàng trăm ngàn con trai, vẹm ven biển

Nóng bức khủng khiến hàng trăm ngàn con trai, vẹm trên một bãi biển ở đảo Bắc của New Zealand bị "nấu chín".

Đăng ngày: 19/02/2020
Cá nạng hải màu hồng

Cá nạng hải màu hồng "có một không hai"

Các chuyên gia suy đoán con cá nạng hải dài 3,4 mét có thể mắc đột biến gene hiếm gặp khiến toàn thân nó có màu hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Xôn xao sinh vật biển kỳ lạ bị bắt ở New York

Những người dân ở thành phố New York đang hoang mang trước một sinh vật biển gần đây bị ngư dân đánh bắt ngoài khơi đảo Coney có hình dáng vô cùng kì lạ.

Đăng ngày: 05/02/2020
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 04/02/2020
Phát hiện bốn loài cá mập biết đi mới

Phát hiện bốn loài cá mập biết đi mới

Các nhà sinh vật học tìm thấy bốn loài cá mập mới có khả năng đi bộ dưới đáy biển ở vùng biển nông ngoài khơi Australia và New Guinea.

Đăng ngày: 26/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News