Phát hiện thêm một loại vi khuẩn "ăn" nhựa mới

Một chủng vi khuẩn hoàn toàn mới với khả năng phân giải nhựa vừa được phát hiện bởi 2 nữ sinh viên đến từ Canada, hứa hẹn sẽ tạo nên những "nhà máy xử lý nhựa di động", có thể tới tận nơi thu thập, phân hủy nhựa trong thời gian nhanh chóng, giá thành rẻ và dễ áp dụng tại nhiều nơi. Ý tưởng này không mới nhưng nó một lần nữa cho thấy tiềm năng của vi sinh vật trong việc giải quyết các vấn đề rác thải ở tương lai.

Ngày nay con người sử dụng nhựa cho rất nhiều mục đích khác nhau nhưng rồi câu hỏi đặt ra là nó sẽ đi đâu khi chúng ta không dùng nữa? Câu trả lời là rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi. Bản chất không thể phân hủy tự nhiên của nhựa dẫn tới việc một khi đã được tạo ra, nhựa sẽ tồn tại gần như mãi mãi trên Trái Đất. Mặc dù có nhiều nỗ lực tái chế được đưa ra nhưng kỳ thực kỳ thực vẫn còn lượng lớn rác thải trên cạn lẫn dưới đại dương.

Phát hiện thêm một loại vi khuẩn ăn nhựa mới
Ô nhiễm do rác thải dưới đại dương có thể giết các sinh vật biển.

Nghiêm trọng hơn khi mà tình trạng ô nhiễm do rác thải dưới đại dương có thể giết các sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Và để chiến đấu chống lại nhựa, 2 bạn sinh viên tại Canada đã phát triển một chủng vi khuẩn mới với khả năng ăn nhựa dưới đại dương. Đầu tiên, họ dùng một loại dung môi đặc biệt để hòa tan nhựa, sau đó dùng enzyme để phá vỡ cấu trúc của chúng ra. Cuối cùng những hợp chất còn lại sẽ được vi khuẩn tiêu hóa hết và quá trình phân hủy nhựa cũng hoàn tất sau chưa đầy 24 tiếng.

Để làm được điều đó, họ đã phát triển nên một loại vi khuẩn chuyên dụng để ăn phthalate - một loại hóa chất đáng chú ý có chứa trong nhựa. Jeanny Yao, một trong 2 người phát triển phương pháp phân hủy nhựa nói trên cho biết: "Mặc dù chúng tôi không phải là đội đầu tiên dùng vi khuẩn để phá hủy cấu trúc của phthalate, nhưng thành công của chúng tôi chính là nhóm đầu tiên phát triển cách làm này tại dòng sông tại địa phương, suy rộng hơn là tìm giải pháp dễ tiếp cận cho các vấn đề đặc thù của địa phương chúng tôi".

Trên thực tế, các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia cũng đang phát triển giải pháp tương tự, dùng vi khuẩn để giải quyết vấn đề nhựa. Hồi đầu năm nay, một nhóm đến từ Đại học Kyoto, Nhật Bản tuyên bố đã phát hiện ra một chủng vi khuẩn hoàn toàn mới có khả năng tiêu hóa các hợp chất trong nhựa. Đồng thời, vi khuẩn cũng không phải là loài duy nhất có khả năng ăn nhựa. Hồi năm 2015, Đại học Stanford cũng phát hiện ra rằng sâu bột có khả năng ăn xốp polystyren và nhựa.

Phát hiện thêm một loại vi khuẩn ăn nhựa mới
Ý tưởng ở đây là không cần phải đi thu gom nhựa từ môi trường và chở nó tới bãi tập trung.

Sắp tới, nhóm 2 sinh viên sẽ phải tìm được cách đơn giản hóa toàn bộ quy trình xử lý nhựa bằng vi khuẩn để mọi người có thể làm được. Hiện tại, họ cho biết rằng một thách thức lớn khác chính là phát triển một "nhà máy sinh học tiêu hóa nhựa" trên một chiếc xe tải hoặc một con tàu. Khi đó, phương tiện này sẽ có thể di chuyển tới những nơi có rác thải nhựa và tiến hành quy trình xử lý.

Miranda Wang, người còn lại trong nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Ý tưởng ở đây là không cần phải đi thu gom nhựa từ môi trường và chở nó tới bãi tập trung. Nhựa rất nhẹ nhưng chiếm nhiều diện tích và do đó sẽ rất khó khăn về mặt vận chuyển. Giải pháp ở đây là có những nhà máy di động tự đi tới nơi cần xử lý rác". Và để thực hiện dự án, cặp sinh viên này đã sáng lập công ty tên là BioCellection và đang kêu gọi quyên góp số tiền 20.000 đô la nhằm chế tạo nhà máy xử lý rác di động bằng vi khuẩn đầu tiên.

  • Phát hiện vi khuẩn có khả năng phân hủy nhựa
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News