Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thông báo tin đáng buồn: loài cá tay trơn đã chính thức tuyệt chủng. Đây là loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại và có thể sẽ không phải là loài cuối cùng.

Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại
Mẫu vật cá tay trơn duy nhất mà con người thu thập từ chuyến thám hiểm vào đầu những năm 1800 - Ảnh: Bộ sưu tập cá quốc gia Úc.

Những con cá tay trơn (Sympterichthys unipennis) cuối cùng ở vùng biển phía đông nam Australia đã biến mất mãi mãi. Nguyên nhân được cho là do môi trường sống bị suy giảm, ô nhiễm và các hoạt động đánh bắt của con người.

Cá tay trơn sống ở tầng đáy biển, là một trong 14 loài cá sống ở vùng biển này sử dụng vây ngực để "đi bộ".

Điều đặc biệt ở 14 loài cá này là chúng không có bong bóng giúp kiểm soát lực nổi để bơi trong nước. Thay vào đó, vây trước bằng phẳng cho phép chúng sử dụng như bàn chân để đi bộ dưới đáy biển.

Bên cạnh đôi mắt ở trên đỉnh đầu, các loài cá vây tay cũng thường mọc một bộ phận trên đỉnh đầu để dụ con mồi đến gần.

Những loài này có kích thước và màu sắc rất đa dạng.

Cá tay trơn được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1800 trong một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng vì sống ở tầng đáy, chúng khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt, chỉ có thể sống ngoài tự nhiên.

Đây là lần đầu tiên một loài cá biển biến mất khỏi hành tinh của chúng ta trong thời hiện đại.

Các nhà khoa học cảnh báo loài người nên đặc biệt chú ý đến sự tồn vong của các loài động vật biển hơn nữa, vì đây có thể không phải là loài cá vây tay nói riêng và động vật biển nói chung sẽ tuyệt chủng.

Khi cuộc sống càng hiện đại, công cụ đánh bắt cá càng phát triển thì việc khai thác nguồn lợi từ đại dương của con người càng khó kiểm soát.

Những ngành công nghiệp hóa đại dương từ đánh bắt, khai thác, thăm dò dầu khí, vận chuyển và phát triển cơ sở hạ tầng đều dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao đối với động vật hoang dã nơi đại dương.

Rất nhiều loài có thể sẽ tuyệt chủng trước khi loài người kịp nghiên cứu và hiểu về vai trò của chúng trong hệ sinh thái.

Đơn cử như cá tay trơn, tuy thống kê 14 loài nhưng đến nay con người mới chỉ tìm hiểu được 4 loài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về loài cá mập lớn nhất thế giới có “đôi mắt bọc thép”

Phát hiện mới về loài cá mập lớn nhất thế giới có “đôi mắt bọc thép”

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con cá mập lớn nhất trên thế giới có những chiếc răng nhỏ trên nhãn cầu.

Đăng ngày: 03/07/2020
Sinh vật trong suốt khiến dân tình hoang mang, hóa ra không phải tôm và có biệt tài ẩn náu thần sầu

Sinh vật trong suốt khiến dân tình hoang mang, hóa ra không phải tôm và có biệt tài ẩn náu thần sầu

Những bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội về sinh vật này đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 01/07/2020
Dòng hải lưu chưa từng được biết đến được phát hiện nhờ... hải cẩu

Dòng hải lưu chưa từng được biết đến được phát hiện nhờ... hải cẩu

Lần đầu tiên, các dòng hải lưu quan trọng đã được quan sát ở Nam Đại Dương với sự trợ giúp của robot và các cảm biến khoa học được gắn trên hải cẩu.

Đăng ngày: 29/06/2020
Phát hiện sinh vật có đôi mắt nhanh nhất hành tinh

Phát hiện sinh vật có đôi mắt nhanh nhất hành tinh

Nổi tiếng với bộ càng quá khổ, tôm súng còn vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng có đôi mắt nhanh nhất trên hành tinh.

Đăng ngày: 27/06/2020
Hoảng hồn phát hiện cá mập trắng lớn bơi… ngay dưới chân

Hoảng hồn phát hiện cá mập trắng lớn bơi… ngay dưới chân

Hình ảnh cá mập trắng bơi ngay phía dưới nhóm người đang lướt sóng và chèo thuyền Kayak, được drone ghi lại hôm 23/6 tại Nam Phi.

Đăng ngày: 25/06/2020
Cá heo xuất hiện gần bờ biển Cam Ranh trên báo Livetradingnews

Cá heo xuất hiện gần bờ biển Cam Ranh trên báo Livetradingnews

Hình ảnh chú cá heo xuất hiện gần khu nghỉ dưỡng Alma Cam Ranh, Khánh Hòa được đăng tải trên báo đầu tư và kinh tế Châu Á Livetradingnews ngày 23/6.

Đăng ngày: 24/06/2020
Bí ẩn nọc độc chết người của loài sứa khổng lồ chưa có lời giải

Bí ẩn nọc độc chết người của loài sứa khổng lồ chưa có lời giải

Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa biết chính xác về loại nọc độc chết người cực phức tạp của sứa khổng lồ Nemopilema nomurai.

Đăng ngày: 23/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News