Loài cá bơi lộn ngược cả đời để câu mồi

Tư thế bơi kỳ lạ có thể giúp cá lồng đèn mũi roi bắt con mồi to và nhanh hơn mà không cắn nhầm chính mình.


Cá lồng đèn bơi ngửa dưới nước. (Video: Phys.org)

Bằng chứng video từ biển sâu cho thấy một số loài cá lồng đèn sống cả đời trong tư thế lộn ngược, theo Pamela Hart, phó giáo sư ở Đại học Alabama chuyên nghiên cứu cá trong điều kiện cực hạn. Hành vi trên được mô tả trên tạp chí Fish Biology và vượt quá sức tưởng tượng của các nhà khoa học, Phys.org hôm 22/11 đưa tin.

Cá lồng đèn mũi roi là loài cá nhỏ với phần phụ giống cần câu trên mặt. Trong khi cơ thể của chúng không lớn hơn một con mèo nhà, nó có chiếc gai nhô ra từ mũi và gấp 4 lần chiều dài cơ thể. Cá lồng đèn lừa những con cá khác bằng vi khuẩn phát quang sinh học sống ở chóp của mồi nhử.


Tư thế bơi ngửa có thể khiến cá lồng đèn mũi roi nguy hiểm hơn.

Trong gần một thế kỷ, các nhà khoa học cho rằng cá lồng đèn mũi roi treo mồi nhử trước mặt giống nhiều đồng loại với phần phụ ngắn hơn vẫn làm. Tuy nhiên, thước phim mới từ nhiệm vụ dưới nước ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho thấy loài cá này dành cả ngày bơi lộn ngược và thả mồi nhử dài về phía đáy biển. Video giúp xác nhận một quan sát trực quan từ cách đây hơn 20 năm, theo Stewart.

Năm 1999, một phương tiện điều khiển từ xa (ROV) bắt gặp cá lồng đèn mũi roi trôi nổi bất động với phần bụng ngửa lên ở vùng biển giữa Hawaii và California. Giới nghiên cứu nghi ngờ chúng đang nhắm vào con mồi ở đáy biển, nhưng không thể loại trừ khả năng đó chỉ là một cá thể hành động khác thường.

Trong một video quay gần rãnh Izu-Ogasawara ngoài khơi Nhật Bản, một con cá lồng đèn mũi roi trôi dạt theo dòng hải lưu, cơ thể nó song song với đáy biển, miệng há to để lộ hàng trăm chiếc răng nhỏ xíu. Đột nhiên, nó bất ngờ cử động, sử dụng chiếc đuôi cực khỏe để bơi theo vòng tròn hẹp. Cuối cùng, nó bình tĩnh lại và tiếp tục trôi dạt, sau đó đâm sầm vào thiết bị chiếu sáng của ROV. Tiếp theo, nó dùng chiếc vây nhỏ bên thân để rút lui vào vùng biển tối. Trong các video khác, chân vịt và động cơ tàu ngầm khiến cá lồng đèn lộn nhào và bơi với phần bụng úp xuống, nhưng chúng nhanh chóng quay trở lại tư thế bơi ngửa.

Theo các nhà nghiên cứu, tư thế bơi ngửa có thể khiến cá lồng đèn mũi roi nguy hiểm hơn. Họ nghi ngờ thông qua giữ mồi nhử ở xa miệng, cá lồng đèn có thể hạ gục con mồi lớn và nhanh hơn và không cắn nhầm chính mình. Stewart từng gặp một mẫu vật cá lồng đèn mũi roi với xác mực cực lớn trong bụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Tìm thấy sinh vật mới có 20 cánh tay ẩn nấp ở biển Nam Cực

Các nhà khoa học trên một con tàu nghiên cứu gần Nam Cực phát hiện một sinh vật mới có 20 cánh tay.

Đăng ngày: 23/02/2025
Cá sói -

Cá sói - "Quái vật biển sâu" thân thiện với con người

Cá sói (wolffish) sở hữu vẻ ngoài và khuôn mặt như những loài vật bước ra từ các bộ phim kinh dị, tuy nhiên điều mà ít ai ngờ tới lại là chúng vô cùng thân thiện với con người.

Đăng ngày: 22/02/2025
3 giả thuyết về vụ tàu lặn Titan mất tích ở Đại Tây Dương

3 giả thuyết về vụ tàu lặn Titan mất tích ở Đại Tây Dương

Theo Chris Parry, cựu sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh, tàu lặn mất tích có thể do mất kết nối, nhưng không loại trừ khả năng đã xảy ra một tai nạn khi đi qua đống đổ nát của tàu Titanic.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025

"Vật thể lạ" cao 1.000m trồi lên ngoài khơi California

Sứ mệnh lập bản đồ đại dương Saildrone Surveyor đã tìm ra một vật thể lạ khổng lồ, nóng bỏng và không giống bất kỳ thứ gì trên Trái đất từng được nhìn thấy trước đây.

Đăng ngày: 14/02/2025
Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?

Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?

Có nhiều tin đồn cho rằng loài động vật lớn nhất trên hành tinh của chúng ta - cá voi xanh sở hữu trái tim to bằng cả một chiếc ô tô, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News