Loài cá mệnh danh "chúa tể nọc độc dưới đại dương" nhưng vẫn được thực khách săn lùng

Cá mặt quỷ được mệnh danh là một trong những loài cá độc hiếm nhất thế giới. Loài cá này có vẻ ngoài xù xì, hung dữ và có độc tính cao. Tuy nhiên, khi đã loại bỏ hết độc tố, đây được coi là một trong những loại hải sản quý hiếm, thượng hạng và đắt đỏ nhất bởi chất lượng thịt bên trong.

Cá mặt quỷ còn được gọi là cá đá, tên tiếng Anh là Stonefish, thuộc họ cá sư tử mặt thần được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1801.


 Cá có bề ngoài xù xì, xấu xí với lớp ngoài cứng.

Loài cá này còn được xếp vào những loài cá độc, được mệnh danh là "chúa tể nọc độc" dưới đáy đại dương do trên lưng của chúng có những chiếc tia vây lưng rất độc. Cá có bề ngoài xù xì, xấu xí với lớp ngoài cứng, xù xì có màu gần giống như rạn san hô chết. Bề ngoài đầy gai là một lợi thế giúp loài cá này lẩn trốn và ngụy trang kẻ thù và con mồi.

Khi trưởng thành, cá mặt quỷ dài từ 20-50cm, nặng khoảng 1-1,5kg. Cá có phần mình to, rộng, nhiều dầu, có răng sắc nhọn. 13 vây lưng của cá trữ nọc độc, kể cả sau khi chết nọc độc vẫn có thể lưu lại trên cơ thể.

Chúng có vẻ ngoài xấu xí khủng khiếp và có thể ngụy trang trông giống như một viên đá nên còn được gọi là cá đá. Nếu môi trường đủ ẩm, cá có thể sống trên cạn vài ngày.

Loài cá mặt quỷ sống ở đáy các vùng biển nông gần bờ. Tại Việt Nam, loài cá hung dữ này sinh sống ở ven biển Nam Trung Bộ như đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Nha Trang, Bình Thuận,…


Loại cá này rất giàu protein.

Trái ngược với vẻ ngoài hung dữ và không mấy “thân thiện”, giá trị dinh dưỡng của cá mặt quỷ là rất cao, loại cá này rất giàu protein. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu để được ăn cá mặt quỷ dù có nọc độc và có vẻ ngoài thách thức người nhìn.

Nếu biết cách chế biến thì chúng lại trở thành một món ăn cực kỳ ngon và quý mặc dù phải bỏ ra số tiền lên đến cả chục triệu đồng mới mua được một con cá mặt quỷ.

Hiện nay, giá bán cá mặt quỷ rất cao do có rất ít người dám đánh bắt loài cá này. Một con cá mặt quỷ khoảng 4 - 5kg có giá lên tới gần chục triệu đồng. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người chấp nhận bỏ ra số tiền lớn như vậy để được thưởng thức món thịt cá đặc biệt này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Hàng tỷ con cua Alaska quý giá đột ngột

Hàng tỷ con cua Alaska quý giá đột ngột "mất tích" bí ẩn

Các nhà khoa học choáng váng khi nhận được những kết quả khảo sát và phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cua Alaska biến mất.

Đăng ngày: 14/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.

Đăng ngày: 11/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News