Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong

Cây ổ rồng phân chia lao động và sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể khi mọc bên thân cây lớn, theo nghiên cứu trên tạp chí Ecology.

Kevin Burns, nhà sinh vật học ở Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand, trở nên quen thuộc với những cây dương xỉ khi tiến hành nghiên cứu thực địa trên đảo Lord Howe, một hòn đảo biệt lập nằm giữa Australia và New Zealand. Anh tình cờ bắt gặp cây biểu sinh bản địa, loại cây mọc trên thân cây khác. Đặc biệt, một loài thực vật trong số đó thu hút sự chú ý của Kevin, đó là cây ổ rồng (Platycerium bifurcatum). Đây là loài dương xỉ bản xứ tại nhiều nơi ở lục địa Australia và Indonesia.

Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong
Cây ổ rồng trong vườn quốc gia Lamington ở bang Queensland, Australia. (Ảnh: Mauritius Images GmbH/Alamy).

Kevin nhận ra cây ổ rồng không bao giờ mọc đơn độc. Một số cụm dương xỉ lớn là bụi cây lớn gồm hàng trăm cá thể. Anh mau chóng phát hiện mỗi cây cá thể đảm nhiệm một công việc khác nhau, giống động vật có tính xã hội cao như ong, kiến và mối. Kevin ví quần thể dương xỉ như một chiếc ô úp ngược tạo thành từ tán cây. Dương xỉ với những lá lược dài màu xanh giống sáp dường như dẫn nước tới trung tâm của cụm, trong khi lá lược hình tròn màu nâu kết cấu xốp hút nước.

Giới nghiên cứu gọi dạng hợp tác tập thể, trong đó nhiều thế hệ sống đan xen và hình thành các tầng lớp để phân chia nhiệm vụ lao động và sinh sản, là "eusocial". Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một số loại côn trùng và giáp xác, trừ hai loài chuột dũi trụi lông là động vật có vú. Kevin thắc mắc liệu cây ổ rồng của phải loài có tính xã hội cao hay không.

Phân tích của Kevin và cộng sự với lá dương xỉ hé lộ 40% không thể sinh sản. Các thành viên có khả năng sinh sản trong bụi cây chủ yếu là lá lược hình tròn, chứng tỏ có sự phân chia sinh sản giữa hai loại lá. Kết quả kiểm tra độ hấp thụ của lá dương xỉ xác nhận lá tròn hút nhiều nước hơn lá dài. Nghiên cứu trước đây của những nhà khoa học khác phát hiện mạng lưới rễ chạy qua quần thể, có nghĩa lá tròn có khả năng làm dịu "cơn khát" của lá dài.

Nhóm nghiên cứu cũng phân tích mẫu vật di truyền từ 10 quần thể trên đảo Lord Howe và phát hiện 8 quần thể bao gồm những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền, trong khi hai quần thể còn lại chứa dương xỉ có nguồn gốc di truyền khác nhau. Dựa theo những phát hiện trên, Kevin kết luận cây ổ rồng có nhiều đặc điểm trùng với loài có tính xã hội cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Khi phải chống chịu giữa những cơn bão dữ dội, cây cọ có lợi thế hơn các loài thực vật khác ở thân cây xốp, ít cành lá và hệ thống rễ độc đáo.

Đăng ngày: 05/07/2021
Kỳ lạ nấm ký sinh hiếm gặp,

Kỳ lạ nấm ký sinh hiếm gặp, "ngón tay thây ma" ở Úc

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, một loại nấm giống như ngón tay của thây ma, loài nấm có nguy cơ tuyệt chủng chỉ được biết đến từ một số ít

Đăng ngày: 03/07/2021
Nghiên cứu giống lúa mới biến đổi gene phòng dịch tả

Nghiên cứu giống lúa mới biến đổi gene phòng dịch tả

Các nhà nghiên cứu phát triển một loại vaccine phòng dịch tả mới bằng cách biến đổi gene lúa để chứa kháng nguyên không độc hại.

Đăng ngày: 30/06/2021
Rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Rong biển độc hại xâm lấn Địa Trung Hải

Một loại rong biển từ Nhật Bản đang chết chất đống trên các bãi biển hoang sơ dọc Địa Trung Hải, giải phóng độc tố gây hại cho con người.

Đăng ngày: 28/06/2021
Hiện tượng hiếm thấy trong tự nhiên: Ba búp sen trên cùng một cuống

Hiện tượng hiếm thấy trong tự nhiên: Ba búp sen trên cùng một cuống

Hiện tượng " sen sinh ba" cực hiếm trong tự nhiên được quan sát thấy ở thị trấn Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.

Đăng ngày: 28/06/2021
Xóa sổ kiến vàng điên xâm chiếm hòn đảo Mỹ

Xóa sổ kiến vàng điên xâm chiếm hòn đảo Mỹ

Kiến vàng điên, loài vật bắt nguồn từ Đông Nam Á, xâm lấn đảo san hô Johnston, phun axit formic tấn công chim biển và ngăn chúng làm tổ.

Đăng ngày: 28/06/2021
Tìm thấy chất độc trong sâu bướm có tác dụng y học

Tìm thấy chất độc trong sâu bướm có tác dụng y học

Các nhà nghiên cứu phát hiện nọc độc của một loài sâu bướm có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho người và kiểm soát dịch bệnh ở động vật.

Đăng ngày: 24/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News