Loài cây mới đã tuyệt chủng trước khi chính thức được đặt tên
Việc phát rừng và mở rộng nông nghiệp được cho đã xóa sạch các mẫu vật độc đáo ở Tây Phi, khiến một loài cây bị tuyệt chủng trước khi được đặt tên.
Các nhà khoa học đã xác định được một loài cây mới có thể đã bị tuyệt chủng trước khi được đặt tên. Loài cây này, hiện được gọi với cái tên Vepris Bali, được cho là "độc nhất vô nhị" tại khu bảo tồn rừng ở Tây Phi, nhưng việc phát rừng và mở rộng sản xuất nông nghiệp đã xóa sổ nó.
Rừng mưa nhiệt đới ở Cameroon.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu các cây Vepris vì các đặc tính chống vi trùng và sốt rét của tinh dầu từ chúng. Họ hy vọng các cây vepris khác sẽ được xác định và đặt tên tại Cameroon trước khi chúng biến mất.
Một mẫu vật đã được thu thập bởi một người quản lý rừng, ông Edwin Ujor, tại Khu Bảo tồn Rừng Bali Ngemba tại Cameroon vào năm 1951. Mẫu vật được cho thuộc chi vepris, có 80 loài, được tìm thấy chủ yếu ở châu Phi. Nhưng các nhà khoa học đã không phát hiện được loài cây này ở bất cứ đâu kể từ đó.
Các nhà nghiên cứu từ Vườn Bách thảo Hoàng Gia Kew (Luân Đôn, Anh Quốc) và Đại học Yaoundé I của Cameroon đã kiểm tra các mẫu vật gốc và sử dụng các nghiên cứu phát sinh chủng loại phân tử để xác định các loài mới.
Họ có biết loài cây này đang bị đe dọa nghiêm trọng hoặc đã tuyệt chủng. Những nỗ lực lặp đi lặp lại để tìm ra loài cây từ năm 2000 đến 2004 và ít nhất 6 nghiên cứu khác đã thất bại trong việc đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó vẫn tồn tại.
Khu Bảo tồn Rừng Bali Ngemba, một khi rừng được bảo vệ chính thức, là một phần của cao nguyên Bamenda, một khi vực bị bào mòn lớp thảm thực vật tự nhiên được biết đến ở Cameroon như "vùng đồng cỏ".
Khu bảo tồn nằm cách mực nước biển hơn 2000m này là nơi có quần thể thực vật độc đáo gồm ít nhất 38 loài đang bị đe dọa trên toàn cầu. Nhưng nó cũng đang bị phá hủy bởi sự mở rộng diện tích đất nông nghiệp của con người.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng
Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.
