Loài chim biết giả chết để trốn tránh động vật săn mồi

Ngay khi nghe thấy tiếng kêu báo động của chim bố, gà lôi nước châu Phi non sẽ bất động như chết đến khi nào chim săn mồi bỏ đi xa.


Gà lôi nước non giả chết khi nghe tiếng kêu báo động của chim bố. (Video: National Geographic)

Video clip nằm trong chương trình tài liệu Super/Natural trên kênh National Geographic hôm 7/2 ghi hình một đàn gà lôi nước châu Phi. Sinh sống trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, loài chim lội nước đặc biệt này có ngón chân rất dài, giúp chúng đi lại hiệu quả trên những loài thực vật nổi như hoa súng ở hồ nước nông. Chim non mới nở là bản sao thu nhỏ của con trưởng thành với bàn chân khổng lồ không cân xứng với cơ thể.

Theo Steph Thompson, nhà sản xuất của chương trình, gà lôi nước non mới chui ra từ vỏ trứng đã biết đi, bơi và giao tiếp với nhau. Chúng có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với chim bố, nhưng bản năng sinh tồn của chúng mạnh đến mức ngay khi chim bố cất tiếng kêu báo động có động vật săn mồi bay tới, chim non lập tức bất động, trông như giả chết. Khi nguy hiểm qua đi, chim bố tới gần và nhấc chim non lên.


Loài chim lội nước đặc biệt này có ngón chân rất dài.

Gà lôi nước châu Phi tiến hóa hệ thống ghép đôi rất khác thường, trong đó chim cái giao phối với nhiều con đực. Chỉ có chim đực ấp trứng và chăm sóc con non. Gà lôi nước đực thậm chí phát triển khả năng kẹp chim non bên dưới cánh. Bàn chân to lớn của chúng giúp phân tán trọng lượng cơ thể trên diện tích lớn. Đó là đặc điểm thích nghi hữu dụng đối với môi trường mà chúng sống.

Thompson giải thích bàn chân to cho phép gà lôi nước chiếm một vùng sinh thái đặc biệt. Chúng có thể đi giữa cánh hoa súng, cách xa động vật săn mồi trên cạn. Nếu có mối đe dọa trên cao, chúng có thể sử dụng chiếc mỏ như ống lặn để duy trì ở dưới nước cho tới khi nguy hiểm qua đi.

Chương trình Super/Natural sử dụng công nghệ mới nhất nhằm hé lộ sức mạnh bí mật của một số loài động vật, theo nhà sản xuất Bill Markham. Chương trình ghi lại nhiều siêu sức mạnh thú vị của động vật từ khứu giác cực nhạy của gấu Bắc Cực theo dấu hải cẩu từ khoảng cách hàng kilomet tới dê núi ibex trèo lên bề mặt dốc đứng của đập nước ở dãy Alps.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News