Loài chim cú mèo hiếm tái xuất hiện sau 125 năm
Phân loài Borneo của cú mèo Rajah (Otus brookii brookii) được ghi nhận trong tự nhiên lần đầu tiên từ năm 1892 và hiếm tới mức cần đưa vào bảo tồn.
Trong nghiên cứu công bố hôm 28/4 trên Tạp chí Điểu học Wilson, nhà sinh thái học Andy Boyce của Trung tâm chim di cư Smithsonia báo cáo phát hiện và công bố ảnh chụp phân loài cú mèo sống ẩn dật ở các khu rừng trên núi Kinabalu tại Sabah, Malaysia.
Bức ảnh đầu tiên chụp cú mèo Rajah phân loài Borneo trong tự nhiên. (Ảnh: Andy Boyce).
"Những cảm xúc dồn dập ập tới khi tôi trông thấy con cú lần đầu tiên, vừa sốc và phấn khích khi tìm thấy loài chim bí ẩn, sau đó lo lắng vì tôi phải báo cáo nhanh hết mức có thể", Boyce chia sẻ. "Dựa theo kích thước, màu mắt và môi trường sống, tôi biết đó là cú mèo Rajah trên đảo Borneo. Hơn nữa, cân nhắc chùm lông đặc biệt của con chim, những họa tiết chuyên biệt trong họ Cú mèo và phát sinh chủng loại học của chim sống trên núi ở Borneo và Sumatra, O. b. brookii chắc chắn là loài độc nhất và cần nghiên cứu sâu hơn".
Những con cú mèo nặng khoảng 100g, bằng 4 viên pin tiểu. Cả hai phân loài cú mèo Rajah đều là loài bản xứ tại Đông Nam Á, gồm Otus brookii brookii sống trên đảo Borneo và Otus brookii solokensis trên đảo Sumatra. Cú mèo nhỏ thuộc họ Otus thường có sự phân hóa nhanh do sống biệt lập.
Boyce và cộng sự phát hiện con chim hồi tháng 5/2016 trong nghiên cứu kéo dài 10 năm về quá trình tiến hóa của loài chim ở núi Kinabalu tại độ cao 1.500 - 1.900 m. Đứng đầu dự án là T.E. Martin, nhà sinh vật học nghiên cứu động vật hoang dã cùng với Đơn vị nghiên cứu hợp tác Montana của Đại học Montana. Trong lúc tìm kiếm tổ chim, kỹ thuật viên Keegan Tranquillo gọi Boyce lại để chỉ con chim cú với bộ lông khác biệt so với cú mèo núi thường gặp (O.spilocephalus luciae).
Tất cả dữ liệu về cú mèo Rajah đều thuộc phân loài Sumatra. Tiếng hót, phân bố, sinh sản và số lượng của phân loài O. b. brookii đều chưa được biết tới. Các nhà nghiên cứu đề xuất khảo sát vào ban đêm để nghiên cứu môi trường sống, ghi lại tiếng hót, thu thập mẫu máu và lông để tìm hiểu quan hệ giữa các phân loài của cú mèo Rajah.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
