Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh

Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một loài chim có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ trong khi bay và có thể bay liên tục trong 10 tháng mà không cần hạ cánh.

Apus apus - chim yến thông thường, là một loài chim phổ biến sống ở khắp châu Âu và phần lớn châu Á. Loài chim có kích thước trung bình này hiện đang giữ kỷ lục trong thế giới loài chim về thời gian ở trên không nhiều nhất mỗi năm.

Với thời gian ở trên không nhiều như vậy nên loài chim yến này chủ yếu uống và ăn trong không khí, ăn thịt bất kỳ loài côn trùng nào chúng có thể bắt được khi đang bay, chúng cũng có thể giao phối trong không khí, và chúng cũng có thể ngủ trong không khí bằng cách lướt trên những luồng không khí ấm áp.

Loài chim “độc nhất vô nhị” có thể bay 10 tháng không cần hạ cánh
Cơ thể của chúng đã thích nghi với chuyến bay gần như không ngừng với đôi cánh dài và hẹp.

Các lý thuyết về việc những con chim có thể dành phần lớn cuộc sống của chúng ở trên không được bắt nguồn từ những năm 1950, nhưng cho tới năm 2016 những báo cáo mới rõ ràng hơn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học của Đại học Lund, Thuỵ Điển, đã phát triển một loại máy ghi dữ liệu vi mô mới để theo dõi các chuyển động của loài chim. Các phát hiện cho thấy những chim yến thông thường đã dành hơn 99% thời gian của chúng trong thời gian 10 tháng không sinh sản trên không.

Ông Ian Hedenström, chuyên gia nghiên cứu của Pháp cho biết ông tin rằng những con chim bằng cách nào đó ngủ trong khi bay. Cơ thể của chúng đã thích nghi với chuyến bay gần như không ngừng với đôi cánh dài và hẹp, chân ngắn và nhẹ, và chúng có hình dạng khí động học gần như hoàn hảo. Chúng cũng rụng lông rất chậm trong khoảng thời gian sáu tháng, không để lại bất kỳ khoảng trống đáng kể nào có thể ảnh hưởng đến chuyến bay dài ngày như vậy.

Chim yến thông thường có tỷ lệ sống sót cao hơn so với hầu hết các loài chim và thời gian bay của chúng được cho là ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó. Ở trong không khí trong thời gian dài có nghĩa là chúng không phải lo lắng về những kẻ săn mồi, ngoại trừ những con chim săn mồi bắt chúng bất ngờ và chúng cũng không thể tiếp xúc với quá nhiều ký sinh trùng.

Dữ liệu của các nhà khoa học cho thấy chim yến độ tuổi từ 20 năm trở lên và trong suốt cuộc đời của mình chúng có thể bay trên 3 triệu km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện loài rùa cổ đại mới

Nghiên cứu di truyền phát hiện loài rùa mới thuộc chi Chelus, có hình dáng kỳ lạ và hành vi săn mồi khác thường.

Đăng ngày: 27/04/2020
Con gì khỏe nhất hành tinh?

Con gì khỏe nhất hành tinh?

Hãy cùng tìm hiểu sức mạnh của các loài động vật qua những con số.

Đăng ngày: 26/04/2020
Tại sao một số động vật lại có độc?

Tại sao một số động vật lại có độc?

Các vi khuẩn sản sinh độc tố có thể biến một con sa giông thành kẻ mang lại chết chóc. Các loại vi khuẩn trên da sản xuất ra tetrodotoxin - một hóa chất gây tê liệt cũng được tìm thấy ở cá nóc.

Đăng ngày: 26/04/2020
Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Bạn có thể cho chó ăn thức ăn của mèo hay không?

Liệu có ổn không khi cho mèo ăn thức ăn của chó, và chó ăn thức ăn của mèo?

Đăng ngày: 26/04/2020
Những điều thú vị về hậu môn của một số loài sinh vật

Những điều thú vị về hậu môn của một số loài sinh vật

Nhiều hình thức bài tiết khác chứng minh cho sự kỳ thú của thế giới động vật xung quanh chúng ta.

Đăng ngày: 26/04/2020
Loài chim đã tiến hóa bộ não lớn như thế nào?

Loài chim đã tiến hóa bộ não lớn như thế nào?

Theo một nghiên cứu mới, trước thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Phấn Trắng, chim và khủng long không bay có kích thước bộ não tương đối giống nhau.

Đăng ngày: 25/04/2020
Hơn 150.000 con chim

Hơn 150.000 con chim "nhuộm hồng" nhánh sông

Chim hồng hạc đổ xô tới nhánh sông ở Mumbai với số lượng lớn chưa từng thấy khi lệnh phong tỏa giúp cải thiện chất lượng nước và không khí.

Đăng ngày: 25/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News