Loài chim hót gọi bạn tình ồn hơn máy bay cất cánh

Chim chuông trắng ở vùng rừng Amazon lập kỷ lục tiếng kêu lớn nhất thế giới, có thể làm hỏng thính giác của con người.

Chim chuông trắng, loài chim sống ở rừng mưa trong vùng núi hẻo lánh thuộc lưu vực Amazon, có tiếng kêu lớn nhất được ghi nhận trên thế giới, theo nghiên cứu công bố hôm 21/10 trên tạp chí Current Biology. Tiếng hót gọi bạn tình của nó còn ồn hơn cả máy bay cất cánh dù chúng chỉ nặng 250g.


Tiếng hót của chim chuông trắng. (Video: Science Alert).

Bằng cách đi sâu vào rừng, nhóm nghiên cứu có thể ghi âm tiếng hót của hai loài chim gồm chim chuông trắng và chim piha hét. Trước đó, chim piha hét là loài giữ kỷ lục về tiếng kêu lớn nhất. Khi hót, chim piha hét đạt âm lượng 116,1 dB, thấp hơn so với mức 124,5 dB của chim chuông trắng. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện cách hót khác nhau của chúng. Chim piha hét chỉ biểu diễn một bài hót trong khi chim chuông trắng có hai bài.

Nhóm nghiên cứu quan sát những con chim hót trong nhiều hoàn cảnh, bao gồm khi chim cái đến gần. Chim chuông trắng hót to nhất trong lúc chim cái ở bên cạnh. Thông thường, các loài vật thường kêu lớn nhất để giao tiếp ở khoảng cách xa. Khi hót nửa bài, chim đực sẽ xoay mình lại để đối diện với bạn tình tiềm năng. Chim cái sẽ nhích ra xa ngay trước khi bạn tình cất tiếng hót, nhưng vẫn trong phạm vi khoảng 4 mét.

Loài chim hót gọi bạn tình ồn hơn máy bay cất cánh
Chim chuông trắng.

Theo giáo sư Jeff Podos, chuyên gia về hành vi của động vật có xương sống ở Đại học Massachusetts, tiếng hót dường như làm chim cái giật mình. Kết quả này có vẻ trái ngược với những gì chim đực định làm. Không loài vật nào trên hành tinh hót to như vậy khi ở gần đối tượng tiếp nhận âm thanh. Chim cái nhiều khả năng phải cân bằng giữa nhu cầu nghe những khúc hót khác nhau và việc bảo vệ thính giác.

Giáo sư Podos chia sẻ hoạt động đo tiếng hót của chim chuông trắng vấp phải một số trở ngại. Mario Cohn-Haft, đồng tác giả nghiên cứu ở viện Instituto Nacional de Pesquisas da Amazônia, Brazil, đề xuất tìm hiểu chim chuông trắng sau chuyến đi thực địa năm 2017. Vùng xương lồng ngực và cơ bụng phát triển của loài chim này thu hút sự quan tâm của Podos.

"Một trong những khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu là tìm đường lên đỉnh núi nơi chim chuông trắng sinh sống. Chúng tôi phải thuê một nhóm cư dân địa phương để mở đường qua khu rừng. Khó khăn lớn khác là tìm ra cách đo âm lượng từ những con chim đang hót. Yêu cầu là đo khoảng cách giữa chúng tôi và con chim, bởi bạn càng ở xa thì âm thanh càng nhỏ. Cuối cùng chúng tôi quyết định sử dụng máy định tầm laser chuyên dùng cho các golf thủ", giáo sư Podos cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện chú bò đẹp và đắt nhất thế giới trị giá gần tỷ đồng

Lộ diện chú bò đẹp và đắt nhất thế giới trị giá gần tỷ đồng

Chú bò được lai tạo ở Victoria này mới đây đã được bán đấu giá với mức kỷ lục 40.000 đôla tại Triển lãm và bán hàng quốc gia Simmental thường niên lần thứ ba năm 2019 tại Dubbo, Úc.

Đăng ngày: 22/10/2019
Phát hiện loài cá vùng Amazon có vảy chống lại được răng cá ăn thịt Piranha

Phát hiện loài cá vùng Amazon có vảy chống lại được răng cá ăn thịt Piranha

Cấu trúc vảy của loài cá khổng lồ có khả năng chống lại những hàm răng sắc nhọn của cá ăn thịt Piranha được mệnh danh là loài “thủy quái” vùng Amazon.

Đăng ngày: 21/10/2019
Kẻ lừa bịp đại tài của thế giới động vật: Xem chim Drongo “nẫng tay trên” của cả đàn cầy Meerkats

Kẻ lừa bịp đại tài của thế giới động vật: Xem chim Drongo “nẫng tay trên” của cả đàn cầy Meerkats

Chim Drongo là một trong những kẻ lừa bịp tài tình nhất thế giới động vật, nạn nhân của chúng không ai khác chính là cầy Meerkats, những con thú vốn một mực tin tưởng chim Drongo trước khi chúng bị… lừa.

Đăng ngày: 20/10/2019
Lớp vảy cứng như bọc giáp của cá rồng Amazon

Lớp vảy cứng như bọc giáp của cá rồng Amazon

Cấu trúc vảy kiên cố của cá Aparaima giúp chúng đối phó với hàm răng sắc như dao của những loài ăn thịt ở cùng môi trường sống như cá piranha.

Đăng ngày: 18/10/2019
Cóc giả dạng rắn hổ lục để dọa kẻ thù

Cóc giả dạng rắn hổ lục để dọa kẻ thù

Cóc khổng lồ Congo bắt chước hình dáng và hành vi của rắn hổ lục Gaboon kịch độc nhằm tránh bị động vật săn mồi ăn thịt.

Đăng ngày: 18/10/2019
Bò bison tái xuất tại vườn quốc gia Mỹ

Bò bison tái xuất tại vườn quốc gia Mỹ

Bốn con bò rừng bison trưởng thành hôm 11/10 được thả tại Vườn quốc gia Badlands trong một nỗ lực nhằm phục hồi quần thể loài.

Đăng ngày: 18/10/2019
Rộ tin hổ Tasmania tuyệt chủng 80 năm trước xuất hiện ở Australia

Rộ tin hổ Tasmania tuyệt chủng 80 năm trước xuất hiện ở Australia

Hổ Tasmania, loài thú ăn thịt có sọc vằn trên lưng, được cho đã tuyệt chủng hơn 80 năm trước nhưng các tài liệu Australia mới công bố cho thấy nó được nhìn thấy hai tháng trước.

Đăng ngày: 17/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News